Trẻ nhỏ thường hay chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc bị cúm. Để biết được nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, mẹ cần để ý màu sắc và tính chất của dịch nước mũi.
Các bác sĩ và nhà khoa học đã phân loại ra 9 đặc điểm của nước mũi báo hiệu những tình trạng sức khỏe khác nhau.
1. Dịch nước mũi trong và lỏng
Nếu dịch nước mũi của trẻ có biểu hiện này, mẹ không cần lo lắng vì sức khỏe của trẻ vẫn ổn định bình thường. Loại dịch này giúp mũi loại bỏ bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.
Các chất protein và kháng thể trong dịch nước mũi này giúp hỗ trợ diệt virus và vi khuẩn xâm nhập.
Tuy nhiên, nếu đi kèm với triệu chứng ngứa mũi và hắt hơi thì đây có thể là biểu hiện của dị ứng.
2. Dịch nước mũi trong và đặc
Loại dịch này là dấu hiệu của dị ứng mãn tính. Chúng bịt kín lỗ mũi và có thể khiến niêm mạc mũi sưng lên khó chịu.
Nếu mũi trẻ xuất hiện loại dịch này, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có thể chữa khỏi nhanh nhất, không để mũi trẻ bị sưng.
3. Dịch nước mũi màu trắng đục
Dịch này xuất hiện khi bạn bị cảm lạnh thông thường.
Vì độ ẩm bên trong khoang mũi bị mất cân bằng làm sản sinh ra dịch nước mũi màu trắng và đục.
4. Dịch nước mũi màu vàng
Khi nước mũi chuyển sang màu vàng chứng tỏ tình trạng cảm lạnh của trẻ đã nghiêm trọng hơn. Nước mũi màu vàng là do những tế bào bạch huyết sau khi thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn sẽ lẫn vào trong dịch nước mũi và khiến nó chuyển màu.
Trong trường hợp này, ngoài việc uống thuốc, bạn nên để cơ thể bé được nghỉ ngơi và uống đủ nước "tiếp sức" cho cơ thể chống lại bệnh.
5. Dịch nước mũi màu xanh
Khi cơ thể gặp cảm lạnh mà phải hoạt động hết công suất để chống lại virus, dịch nước mũi sẽ chuyển sang màu xanh.
Nếu triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng vi khuẩn.
6. Dịch nước mũi màu hồng hoặc đỏ
Nước mũi có màu hồng hoặc đỏ là dấu hiệu của tổn thương niêm mạc mũi hoặc do xì mũi quá mạnh.
Nếu xuất hiện triệu chứng này, đặc biệt là sau nửa giờ mà triệu chứng vẫn chưa dứt, bạn nên cho trẻ đến bác sĩ kiểm tra.
7. Dịch nước mũi màu nâu
Nếu xuất hiện dịch nước mũi màu nâu, đó có thể là máu bị khô lại hoặc do hít phải khí độc.
Hãy làm sạch mũi cho trẻ bằng cách xịt nước muối biển để loại bỏ chất dịch này.
8. Dịch nước mũi màu xám
Với những người lớn thường xuyên hút thuốc lá hoặc các loại chất kích thích độc hại khác, bạn sẽ có thể gặp phải triệu chứng này.
Biểu hiện này xuất hiện là khi hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị nhiễm trùng hoặc bị nấm nặng.
9. Dịch màu bạc đục, nhầy và có mùi
Đây là dấu hiệu điển hình của viêm xoang mãn tính. Vùng niêm mạc mũi và cổ họng bị sưng, sản sinh nhiều chất nhầy và dẫn đến hiện tượng này.
Khi đó, cách tốt nhất là hãy đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
Theo Brightside.
LamBạn đang xem bài viết Nhìn nước mũi có thể giúp mẹ đoán được bệnh của trẻ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].