‘Nhiều nơi, đội 'sao đỏ' trở thành công cụ sai lệch, méo mó của giáo viên’

Theo chuyên gia tâm lý Ths. Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT (Hà Nội), một số nơi, đội sao đỏ trở thành công cụ tọc mạch, có quyền lực hoặc thay giáo viên đánh các bạn bị lỗi. 

  Hình ảnh minh hoạ (Ảnh: Internet)

Hình ảnh minh hoạ (Ảnh: Internet)

Trong sự việc em bé lớp 6 tại Quảng Bình bị tát 231 cái đến mức nhập viện, có một chi tiết nhỏ đang được chú ý, đó là một bạn trong đội "sao đỏ" đã “tố giác” hành vi chửi tục của bé trai bị đánh cho cô giáo.

Nhiều ý kiến được đưa ra xoay quanh vấn đề đội "sao đỏ", trong đó có quan điểm cần loại bỏ mô hình này vì nó có thể gây ra nhiều hệ luỵ trong văn hoá học đường. 

Theo đó, không ít ý kiến cho rằng, những đội "sao đỏ" đang được vận hành trong nhà trường có một “quyền lực riêng”, với vai trò giám sát, trợ giúp thầy cô, các thành viên trong đội có thể bị ảnh hưởng tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ.

Không ít phụ huynh từng chia sẻ, con họ rất sợ các thành viên đội "sao đỏ", sợ ghi vào sổ đen của các bạn. 

Liên quan về vấn đề này, trao đổi với PV Gia Đình Mới, Ths. Phạm Đức Chuẩn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em NT cho biết, hiện nay, ở một lớp khoảng 30 - 40 em nhưng chỉ có một thầy cô nên việc các cô khó đảm đương hết trong việc giám sát, quản lý.

“Không thể phủ nhận vai trò của đội "sao đỏ" trong trường học khi trẻ con có cùng ngôn ngữ sẽ dễ nói với nhau hơn. Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nơi, đội sổ đỏ trở thành công cụ sai lệch méo mó, công cụ tọc mạch, trừng phạt, có quyền lực tối cao trong trường học.

Nhiều em trong đội do “quen” với quyền lực sinh ra tính đút lót, đòi hỏi hối lộ để không đánh dấu vào sổ đen.

Chưa kể, một số trường hợp, đội "sao đỏ" là nguyên nhân xảy ra tình trạng “bạo lực học đường” ngay từ cấp tiểu học. Do đó, ngay ở nhà trường đội ngũ giáo dục và huấn luyện "sao đỏ" cần phải có trình độ văn hóa và nghiệp vụ sư phạm, ứng xử xã hội để định hướng cho các em”, Ths. Phạm Đức Chuẩn nhận xét. 

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, với trẻ nhỏ cách giáo dục tốt nhất là làm gương cho trẻ noi theo. Trẻ chịu ảnh hưởng về nhân cách, kỷ luật ngay tại gia đình, nhà trường. Vì vậy, cha mẹ, thầy cô nên đảm bảo sự chuẩn mực đạo đức trước mặt trẻ để trẻ tin tưởng, tôn trọng. 

Việc này cũng nhận được nhiều ý kiến từ cộng đồng mạng. Đa số cho rằng, việc hình thành đội cờ đỏ làm nảy sinh sự ganh đua, gia tăng bệnh thành tích giữa chính các học sinh với nhau. Trẻ nghi kị nhau, đấu tố nhau như toà án…

Chưa kể, để trẻ tự đánh giá nhau với các tiêu chuẩn mơ hồ như bạn quên đeo khăn quàng, chưa học bài, đi học muộn… dễ gây ra mâu thuẫn giữa trẻ, nảy sinh sự chạy đua thành tích vì những thứ vô nghĩa. 

Đôi khi, ở nhiều trường học, đội cờ đỏ là nguyên nhân gây căng thẳng cho nhiều học sinh. Chính nhiều em đảm đương nhiệm vụ từng chia sẻ rất sợ phải mang trọng tránh vì bạn bè xa lánh.

Mặt khác, trong mô hình giảng dạy hiện đại lấy học sinh làm trung tâm, đề cao giáo dục hơn xử phạt, dư luận cho rằng nhà trường không cần thiết thành lập mô hình trên. 

Hồng Ngọc

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính