Bệnh nhân N. T. C, (42 tuổi, địa chỉ: Đoan Hùng – Phú Thọ) bị nổi hạch sưng đau vùng bẹn phải kèm theo sốt nóng, mệt mỏi, ăn kém, bị đi ngoài phân lỏng 12 ngày. Bệnh nhân đã tự mua thuốc uống và dán cao vùng hạch sưng nhưng tình trạng không thuyên giảm, mệt mỏi tăng, gia đình đưa đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương khám và điều trị.
Tại bệnh viện, bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có chỉ số men gan của bệnh nhân tăng cao, vùng bẹn có vết loét nổi hạch, nhận thấy tất cả đều là những dấu hiệu đặc trưng của sốt mò.
Bác sĩ cho biết, sốt mò là bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường cao điểm vào tháng 5 đến tháng 7. Bệnh thường do côn trùng, ký sinh trùng đốt như ve chó, chấy, rận…
Sốt mò thường có biểu hiện đặc trưng gồm sốt cơn, sốt kéo dài, nổi ban, sưng hạch. Nếu không điều trị sẽ dẫn tới men gan tăng cao do tổn thương gan và sẽ biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm não, màng não…
Với sốt mò, cách phòng bệnh tốt nhất chính là hạn chế nguồn sống của vật mang bệnh như phát quang bụi rậm xung quanh nhà, phun thuốc diệt mò: phun tồn lưu vào đất ẩm, bờ bụi cây cỏ cao dưới 20 cm quanh nhà, nơi râm mát.
Khi đi làm rẫy, phát nương, đi rừng cần mặc quần áo dài tay có dây chun buộc chặt ở ống quần, mang giầy, đội mũ; tránh ngồi, nằm, phơi quần áo đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây.
Bạn đang xem bài viết Người phụ nữ nguy kịch vì một vết côn trùng cắn tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].