Người ái kỷ ghét nhìn người khác hạnh phúc vì 7 lý do này và cách đối phó với một người ái kỷ

Tại sao người có khuynh hướng ái kỷ mạnh thường ghét nhìn thấy những người khác hạnh phúc? Dưới đây là những lý giải về người ái kỷ theo tâm lý học và cách để bạn đối phó khi gặp người ái kỷ.

“Narcissism” được dịch nghĩa là ái kỷ, tự yêu bản thân thái quá hay rối loạn nhân mãn. Người ái kỷ thường có những đặc điểm nhân cách đặc trưng như luôn xem mình là người quan trọng nhất, là số một, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần được người khác tôn vinh và ngưỡng mộ…

Thuật ngữ “narcissism” bắt nguồn từ một câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp. “Narcissus” kể về một chàng thợ săn điển trai. Một ngày nọ, anh soi mình dưới dòng nước và đột nhiên yêu say đắm chính hình ảnh phản chiếu đó.

Chàng thợ săn bị ám ảnh, cuốn hút bởi hình bóng của mình đến nỗi không thể rời khỏi dòng nước. Cuối cùng anh chết vì kiệt sức. Những khóm hoa thủy tiên mọc lên từ nơi anh nằm.

  Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về chàng Narcissus. Chàng rất đẹp, đẹp đến não nề, đẹp đến đau lòng người khác. Có vô vàn cô gái yêu chàng nhưng chàng lại chẳng thích một ai, chàng cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng với tình yêu của mình mà thôi

Trong thần thoại Hy Lạp có câu chuyện về chàng Narcissus. Chàng rất đẹp, đẹp đến não nề, đẹp đến đau lòng người khác. Có vô vàn cô gái yêu chàng nhưng chàng lại chẳng thích một ai, chàng cho rằng chỉ có mình mới xứng đáng với tình yêu của mình mà thôi

Một người ái kỷ là một người ích kỷ, kiêu ngạo và cần sự ngưỡng mộ, yêu quý từ tất cả mọi người. Không may là phần lớn người có nhân cách ái kỷ lại không biết hoặc không chịu thừa nhận mình là người ái kỷ.

Người có khuynh hướng ái kỷ mạnh thường ghét nhìn thấy những người khác làm tốt. Mặc dù họ thể hiện mình là người tự tin, song đó lại là điều họ thiếu. Đó là sự khác biệt lớn giữa tự tin về bản thân và cho mình là nhất.

Có nhiều lý do tâm lý khác nhau khiến người ái kỷ cư xử như vậy, và đưới dây là những lý do quan trọng nhất.

Người ái kỷ ghét nhìn người khác hạnh phúc vì 7 lý do này và cách đối phó với một người ái kỷ 1

1. Họ thiếu sự cảm thông

Người ái kỷ khó lòng nhận ra người khác phải cố gắng thế nào để thành công. Họ cho rằng người khác cũng dùng những chiêu trò dối trá như mình để đạt được những gì người ta muốn.

Họ không thể tưởng tượng được rằng người khác có khả năng hơn họ. họ không thể tin sự tồn tại của ai đó là đáng giá hơn họ. Người ái kỷ không hiểu rằng người khác đạt mục tiêu là vì họ làm việc chăm chỉ.

2. Người ái kỷ cho rằng họ xứng đáng có bất cứ thứ gì người khác đạt được, vì họ giỏi hơn tất cả những người còn lại

Nếu ai đó sở hữu nhiều hơn một người ái kỷ hay giỏi hơn họ ở mặt nào đó, thì cảm giác siêu việt của những người ái kỷ sẽ càng mạnh mẽ hơn.

Điều này cũng tương tự đối với những tham vọng của họ, họ muốn có bất cứ thứ gì mà người khác cũng có. Người ái kỷ tin rằng không ai xứng đáng có được những gì mà họ không có.

3. Người ái kỷ sung sướng trước sự đau khổ của người khác.

Họ thấy hài lòng khi nhìn người khác vật lộn, gặp rắc rối, bị bẽ mặt. Có một thuật ngữ tiếng Đức cho hiện tượng này: Schadenfreude, có nghĩa là sung sướng trên sự đau khổ của người khác.

Người ái kỷ sung sướng khi người khác không thể đạt mục tiêu của họ. Khi người khác khổ sở hoặc không vui vẻ, người ái kỷ cũng vậy. Họ có khuynh hướng tàn bạo, cảm thấy cực hài lòng khi gây đau khổ cho người khác.

Bởi vì bản thân họ không thể tự đạt được hạnh phúc, họ chỉ có thể cảm thấy ghen tị và tức giận khi ai đó hạnh phúc, sung sướng.

Người ái kỷ ghét nhìn người khác hạnh phúc vì 7 lý do này và cách đối phó với một người ái kỷ 2

4. Người ái kỷ cho rằng chỉ có họ mới là người tốt nhất và xứng đáng nhất

Họ nghĩa người khác không đáng có được thành công và hạnh phúc. Nếu ai khác ngoài họ làm tốt và thành công, người ái kỷ sẽ có cảm giác mình đang gặp nguy hiểm.

Do đó người khác kỷ luôn có nhu cầu so sánh bản thân với người khác. Khi làm vậy, họ chỉ có thể nhìn mọi thứ theo hai thái cực: Hoặc họ là người tốt nhất, hoặc họ là người thua cuộc. Người ái kỷ không bao giờ chấp nhận là bên thua.

5. Người ái kỷ cần được người khác đánh giá tích cực

Vì họ luôn cảm giác cực kỳ thiếu tự tin về khả năng của bản thân nên người ái kỷ không muốn cả thế giới nhìn thấy lỗi sai của họ. Họ sẽ không chấp nhận những ý kiến tiêu cực về họ. Do đó, họ có thể cư xử bực tức với người nào đó không thích họ hay không ủng hộ họ.

6. Người ái kỷ rất không tự chủ và có thể tổn thương cảm xúc của người khác

Người ái kỷ còn làm giảm giá trị của người khác bằng cách xúc phạm, làm giảm uy tín người khác. Họ sẽ cố gắng phá hủy người khác, bắt nạt, lăng mạ và tổn thương cảm xúc của người khác.

7. Người ái kỷ không bao giờ có thể hạnh phúc

Sự thỏa mãn thực sự trước hết đi từ bên trong con người. Những người nhân cách ái kỷ không thể cảm nhận hạnh phúc chân chính vì tính cách cá nhân khiếm khuyết. 

Do đó, họ luôn thấy không vui, cố gắng hạnh phúc bằng lòng tự trọng sứt sẹo của họ.

Người ái kỷ tìm kiếm thành công từ những sự ghi nhận bên ngoài. Họ tin rằng họ có thể nâng cao địa vị xã hội của mình đơn thuần bằng cách mua đồ đắt tiền, kiếm nhiều tiền hơn,... Tuy nhiên những thứ đó không mua nổi hạnh phúc. Họ không thể nhận ra rằng sự thỏa mãn thực sự đến từ bên trong con người.

Người ái kỷ ghét nhìn người khác hạnh phúc vì 7 lý do này và cách đối phó với một người ái kỷ 3

Đối phó với một người ái kỷ?

Mọi người ái kỷ đều có điểm chung: Họ tự ti và không thể chấp nhận hạnh phúc của người khác. Đối phó với một người ái kỷ có thể không dễ dàng. Họ có thể làm cạn kiệt năng lượng của bạn, khiến bạn không thoải mái, khiến bạn phải dồn tất cả chú ý vào họ,... Đó là điều quá căng thẳng và không ai có thể chịu được, do đó phần lớn mọi người sẽ lựa chọn tránh những người đó.

Còn nếu bạn phải đối mặt với một người ái kỷ, đừng cho phép họ khiến bạn có cảm giác thất vọng về bản thân mình.

Bạn sống cuộc sống hạnh phúc, bình yên và thoải mái là không có gì sai. Vì vậy hãy làm tất cả những gì có thể để tách mình khỏi những người ái kỷ. Họ có thể sẽ không bao giờ hạnh phúc, nhưng đó không phải lỗi của bạn.

(Theo Thinking Humaniy)

Trang Đặng

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính