Ngồi học và làm việc không đủ sáng ảnh hưởng đến trí tuệ

Theo một nghiên cứu của Đại học Bang Michigan, ánh sáng tối có thể ảnh hưởng đến cấu trúc não và khả năng học hỏi, ghi nhớ.

anh-sang-khong-du-khien-giam-tri-tue-5

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Hippocampus, là nghiên cứu khoa học đầu tiên chứng minh những thay đổi về ánh sáng có thể thay đổi cấu trúc não bộ.

Trong các thí nghiệm được thực hiện trên chuột nhảy đồng cỏ châu Phi, loài vật hoạt động vào ban ngày và ngủ về đêm, các nhà nghiên cứu phát hiện, sau 4 tuần sống ở những phòng ít ánh sáng, mức độ chất neurotrophin thu được từ não (BDNF) giảm đáng kể.

Đây là loại hormone giúp cho các tế bào thần kinh luôn duy trì trạng thái khỏe mạnh, cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của bộ nhớ bằng cách ngăn cản sự lão hóa các tế bào thần kinh.

Từ trái qua: Joel Soler, Lily Yan và Tony Nunez, ba nhà khoa học của Đại học Bang Michigan, những người thực hiện nghiên cứu - Nguồn: medicalexpress.com

Từ trái qua: Joel Soler, Lily Yan và Tony Nunez, ba nhà khoa học của Đại học Bang Michigan, những người thực hiện nghiên cứu - Nguồn: medicalexpress.com

Theo Joel Soler, người đứng đầu nghiên cứu, khi não bộ thiếu BDNF, các mối liên kết trong não giảm, dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ và mất khả năng tiếp thu.

Những con chuột sống trong tình trạng thiếu sáng mất khoảng 30% năng lực ở hồi hải mã – khu vực có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn, khả năng định hướng trong không gian và kiểm soát cảm xúc.

GS Tony Nunez, người cùng tham gia vào nghiên cứu cho biết, ánh sáng yếu được sử dụng cho chuột thí nghiệm cũng tương tự như ánh sáng ngoài trời trong những ngày đông hoặc ánh sáng thường gặp trong nhà.

Những con chuột sống trong tình trạng thiếu sáng mất khoảng 30% năng lực ở hồi hải mã, khu vực đảm nhiệm về trí nhớ, nhận thức và cảm xúc

Những con chuột sống trong tình trạng thiếu sáng mất khoảng 30% năng lực ở hồi hải mã, khu vực đảm nhiệm về trí nhớ, nhận thức và cảm xúc

Tuy nhiên, khi những con chuột được tiếp xúc với ánh sáng ban ngày, các nhà nghiên cứu nhận thấy một sự thay đổi rõ rệt khi chúng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến định hướng không gian.

Ngay cả những con chuột sống trong điều kiện ánh sáng yếu cũng cải thiện khả năng tư duy và có kết quả tốt hơn khi được tiếp xúc với ánh sáng đủ trong 4 tuần.

Kết quả của nghiên cứu này không chỉ khuyến cáo mọi người cần học tập, làm việc trong môi trường đủ ánh sáng mà còn là cơ sở để nghiên cứu cải thiện nhận thức của những người già bị cườm nước, thoái hóa võng mạc hoặc sa sút tâm thần – những người không nhận được nhiều ánh sáng đến mắt.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính