Ăn cơm nguội, ăn cơm hâm nóng lại
Nhiều người có thói quen ăn cơm nguội, tuy nhiên việc này lại rất hại cho cơ thể. Mặc dù nhìn mắt thường hoặc khi ăn cơm nguội không hề có dấu hiệu biến chất, chua, thiu gì nhưng thực tế vẫn có thể gây hại cho cơ thể.
Lý do là một loại vi khuẩn có tên là Bacillus cereus. Loại vi khuẩn này có sẵn trong gạo do bị nhiễm từ đất trong quá trình trồng trọt và thu hoạch lúa.
Quá trình nấu cơm sẽ không loại bỏ được vi khuẩn này vì nó đã hình thành dạng bào tử để tự vệ. Nếu cơm được ăn ngay sau khi nấu thì nó không có cơ hội phục hồi. Nhưng nếu để cơm nguội dần ở điều kiện bình thường thì nó sẽ hoạt động trở lại, tăng dần số lượng và sản sinh ra một số độc tố.
Chúng ta cũng không nên tủ lạnh bảo quản cơm quá 24 giờ và hâm nóng cơm quá 2 lần, bởi quá trình hâm nóng sẽ làm mất hết chất trong cơm.
Chan canh khi ăn cơm
Chan canh khi ăn cơm là thói quen của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên đây là thói quen rất xấu. Lý do là khi ăn cơm, uống kèm bất cứ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.
Đồng thời, khi chan canh, chúng ta sẽ có xu hướng nuốt nhanh, nuốt chửng, do đó sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn sẽ tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc vất vả hơn, dễ đau hơn, lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày, thậm chí còn tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Ăn thức ăn trước rồi mới ăn cơm
Nhiều người có thói quen ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm, tưởng không có gì nguy hại nhưng thực ra cách ăn này rất sai lầm.
Khi ta ăn thức ăn, đặc biệt là món ăn nhiều đạm trước mới ăn cơm gây hại cho sức khỏe, là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout.
Nguyên nhân là khi thức ăn nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric (tác nhân gây bệnh gout), chất này sẽ không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.
Với trẻ con, ăn thức ăn trước sẽ gây ngang dạ, chán cơm, dần dần cơ thể thiếu tinh bột làm trẻ bị suy dinh dưỡng, không đủ năng lượng cho cơ thể. Đó chính là lý do vì sao có người nói rằng con họ ăn nhiều đạm mà vẫn suy dinh dưỡng.
Bởi thế, hãy ăn cơm cùng với thức ăn trong một khẩu phần bữa ăn, vừa tốt lại ngon miệng.
Ăn cơm vội vàng, nhai không kĩ
Do bận rộn hoặc thói quen, đôi khi chúng ta ăn vội vàng, nhốn nháo cho xong bữa để làm việc khác. Điều này khiến đường tiêu hóa của chúng ta chịu tổn thương nặng nề.
Nguyên nhân là do từ miệng, miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải cơm và thức ăn. Nếu chúng ta không nhai đủ mềm thức ăn thì các men tiêu hóa không thể thẩm thấu và làm cho thức ăn không được tiêu hóa đúng cách thức, ra tăng gánh nặng cho dạ dày, lâu dài có thể gây ra các bệnh đau dạ dày.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Ngày nào cũng ăn cơm tẻ, nhưng nếu ăn theo 4 kiểu này thì chỉ có rước bệnh vào thân tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].