Tất cả đều có cảnh báo trước, chỉ có điều những người trong cuộc có nhận ra hay không.
Các chuyên gia tâm lý và tình dục đã chỉ ra 7 dấu hiệu cảnh báo một cuộc hôn nhân đang lâm vào ngõ cụt.
1. Bạn không bao giờ tranh cãi với bạn đời
‘Nếu bạn không tranh cãi, điều đó có nghĩa là bạn không đam mê hoặc không có đời sống tình dục tốt. Không tranh luận chứng tỏ là cặp đôi này ít khi trò chuyện thẳng thắn, giấu diếm những điểm bất đồng’ – nhận xét của Brandy Engler, Ph.D., chuyên gia trị liệu tâm lý và là tác giả của ‘The Women on My Couch và The Men on My Couch’.
2. Nhu cầu tình dục không tương đồng
‘Là một nhà trị liệu hôn nhân và trị liệu tình dục, tôi khẳng định rằng các cặp đôi sẽ đối mặt với sự tan vỡ nếu có khoảng cách không thể lấp đầy về nhu cầu tình dục.
Khi một người cảm thấy mệt mỏi vì phải từ chối còn người kia thì ham muốn quá dồi dào, đó là một công thức để chia ly. Tôi đã chứng kiến nhiều cặp đôi đường ai nấy đi vì ham muốn không tương đồng’ - Ian Kerner, giáo sư, chuyên gia trị liệu về hôn nhân và gia đình.
3. Chuyện chăn gối chỉ là để ‘cho xong việc’
‘Nếu bạn thường xuyên cảm thấy không hạnh phúc trong chuyện chăn gối, đó là một dấu hiệu tồi tệ. Cảm xúc tình dục là rất trung thực, tình dục và sự tự trọng gắn liền với nhau.
Thật khó để thực sự hạnh phúc nếu cả hai vợ chồng đều cảm thấy gượng gạo trong quan hệ tình dục’ - Stephen Snyder, Bác sĩ y khoa, chuyên gia trị liệu về tình dục và quan hệ vợ chồng.
4. Bạn bè và gia đình của bạn nghĩ rằng cuộc hôn nhân là không thể cứu vãn
"Nếu bạn bè và gia đình của bạn đều nói với bạn rằng đó là một mối quan hệ không lành mạnh và bạn cần phải chia tay, đó là một cảnh báo nghiêm trọng
Đây không chỉ là một ý kiến phán xét đơn lẻ mà là suy nghĩ của cả một nhóm người, là những người bạn yêu thương và gần gũi nhất. Điều họ nói có thể phản ánh về những điều bạn đã nói với họ hoặc những điều họ đã nhìn thấy.
Bạn phải lắng nghe những người yêu bạn’ - Rachel Sussman, nhân viên xã hội lâm sàng được cấp phép và chuyên gia về các mối quan hệ nhận xét.
5. Bạn cố gắng để có một mối quan hệ hoàn hảo
‘Tôi nghi ngờ khi thấy các cặp đôi cố gắng phô bày cho người khác thấy mối quan hệ của họ hoàn hảo đến mức nào – họ đang thiếu tự nhiên.
Thực ra là khi một cặp đôi tin rằng mối quan hệ của họ QUÁ hoàn hảo thì tôi nghĩ rằng mối quan hệ đó đang lâm vào ngõ cụt.
Hôn nhân được xây dựng không phải để diễn, vì vậy những gì quá hoàn hảo thường không bền vững’ - Matt Lundquist, nhân viên xã hội được cấp phép và nhà tâm lý trị liệu ở New York
6. Tranh cãi liên tục vì những điều nhỏ nhặt
‘Khi những cặp đôi có xu hướng cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt, ví dụ như là treo khăn tắm như thế nào mới đúng, nên bóp kem đánh răng ra từ đáy hay từ đầu tuýp kem, thì hôn nhân của họ hó mà tồn tại lâu.
Vào lúc này, thường xuyên có những xung đột về hành vi xảy ra, khiến cặp đôi bị đẩy xa nhau. Những sự không hài lòng đã quá nhiều và gây khó khăn cho quá trình kết nối trở lại’ - Lawrence Siegel, chuyên gia tình dục học và người sáng lập Viện Sự thông thái để phát triển gia đình.
7. Bạn trở nên thờ ơ
‘Tôi hiểu rằng một mối quan hệ đã đi đến hồi kết khi sự thờ ơ, thiếu quan tâm và cảm xúc trống rỗng tràn ngập trong gia đình.
Một người có thể nghĩ tranh cãi mới là dấu hiệu của kết thúc, nhưng với tôi, tranh luận vẫn còn tốt hơn thờ ơ. Nó chứng tỏ rằng người ta vẫn còn đang quan tâm đến nhau đủ để kết nối.
Trong lúc cãi vã, người ta có thể không bao giờ muốn nhìn mặt vợ/chồng, nhưng dù sao vẫn còn có sự kết nối (dù là thông qua giận dữ).
Nhưng khi trong mối quan hệ không còn chút cảm xúc nào, đó là khởi đầu của kết thúc’ - Rebecca Hendrix, chuyên gia trị liệu về hôn nhân và gia đình tại New York.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Nếu có 7 dấu hiệu này thì hôn nhân của bạn đang lâm vào khủng hoảng tại chuyên mục Hôn nhân - Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].