Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo, bên cạnh nỗi lo về sức khỏe, họ còn nỗi lo về chi phí khám chữa bệnh. Bởi lẽ con số cho việc điều trị luôn rất lớn, là gánh nặng với bản thân và gia đình. Chính vì thế, người bệnh rất quan tâm tới chính sách hỗ trợ, mức hưởng bảo hiểm y tế trong việc điều trị bệnh hiểm nghèo.
Quy định về mức hưởng BHYT trái tuyến
Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
- Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu được hưởng BHYT theo mức hưởng sau:
- Người bệnh hưởng 40% chi phí điều trị nội trú nếu cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện tuyến trung ương;
- Người bệnh hưởng 60% chi phí điều trị nội trú nếu cơ sở khám chữa bệnh là bệnh viện tuyến tỉnh. Từ 2021 thì người khám chữa bệnh được hưởng 100% hỗ trợ chi phí thuộc trường hợp này;
- Người bệnh hưởng 100% khi điều trị tại tuyến huyện.
Quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho người mắc bệnh hiểm nghèo
Điều 2 và Điều 4 Quyết định số 14/2012/QĐT-TG quy định: Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khi khám BHYT theo Quyết định này gồm:
Người mắc bệnh ung thư; chạy thận nhân tạo; mổ tim hoặc các bệnh khác gặp khó khăn do chi phí cao không có khả năng chi trả.
Các chế độ hỗ trợ khám,chữa bệnh BHYT
- Hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh mà các đối tượng tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg phải đồng chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn Luật đối với phần người bệnh phải đồng chi trả từ 100.000 đồng trở lên.
- Hỗ trợ một phần thanh toán khám chữa bệnh của các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Quyết định 139/2002/QĐ-TTg với phần người tham gia BHYT phải chi trả cho cơ sở y tế của Nhà nước từ 1 triệu đồng trở lên cho một đợt khám bệnh.
- Trường hợp người tham gia BHYT đi khám bệnh tự chọn cơ sở y tế (trái tuyến, vượt tuyến) thì thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định Nhà nước hiện hành.
Như vậy, đối với người có thẻ BHYT nếu không may mắc bệnh hiểm nghèo, không có khả năng chi trả viện phí sẽ được hưởng hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh với phần người bệnh đồng chi trả từ 100.000 trở lên. UBND cấp tỉnh quyết định trình tự, thủ tục, mức hỗ trợ phù hợp ngân sách của Quỹ tại địa phương.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Mức hưởng BHYT cho người mắc bệnh hiểm nghèo là bao nhiêu tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].