Hiện nay, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng BHXH tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm.
Luật BHXH năm 2014 được sửa đổi một số Điều bởi Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ quy định một trường hợp duy nhất đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu tại khoản 3 Điều 54 Luật này như sau:
Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
Theo quy định này, người đóng BHXH đủ 15 năm muốn hưởng lương hưu phải có thêm hai điều kiện sau:
1 - Là lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2 - Đủ tuổi nghỉ hưu: Nghỉ hưu vào năm 2021 phải từ là đủ 55 tuổi 04 tháng; Nghỉ hưu ở những năm sau đó thì mỗi năm tăng thêm 04 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Nếu chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không thuộc trường hợp này, người lao động muốn hưởng lương hưu khi đủ tuổi có thể đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia BHXH tự nguyện để tích lũy đủ 20 năm.
V.LinhBạn đang xem bài viết Một trường hợp duy nhất được hưởng lương hưu khi chỉ đóng BHXH 15 năm tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].