Theo Điều dưỡng Đặng Thị Dịu Hiền – Trung tâm Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, móng tay có sọc đen là do sự lắng đọng tế bào sắc tố được gọi là tế bào melanoctytes tại vùng dưới móng.
Các tế bào sắc tố này thường liên kết với nhau cùng với sự phát triển của móng theo chiều dọc gây ra các đường tăng sắc tố màu nâu hoặc màu đen trên móng.
Nguyên nhân gây sắc tố đen hoặc nâu của móng
- Chấn thương móng (thường bắt đầu trên hoặc gần gốc móng tay)
- Mụn cóc (mụn cóc dưới móng tay)
- Nấm móng (một bệnh nhiễm trùng móng thường gặp)
- Bệnh vẩy nến móng tay (một rối loạn tự miễn dịch)
- Lichen planus (một tình trạng viêm da được cho là tự miễn dịch)
- Viên quanh móng mãn tính
- U hạt nhiễm khuẩn
- Bệnh addison (Suy tuyến thượng thận do bệnh tự miễn, ung thư, nhiễm trùng hoặc khối u tuyến yên)
- Do truyền
- Hóa trị, xạ trị
Dấu hiệu nhận biết
- Tổn thương lành tính: Melanonychia dọc lành tính được nhận biết bởi sự xuất hiện của các sọc màu nâu nhạt đến đậm, song song và đều đặn về màu sắc, đường viền sẽ được xác định rõ ràng và chiều rộng thường nhỏ hơn 3mm hoặc khoảng 1/10 inch.
- Ung thư hắc tố dưới móng: Bệnh chủ yếu được phát hiện ở những người trên 50 tuổi và được coi là hiếm, chỉ chiếm 0,7%-0,35% của tất cả các loại ung thư da. Các dấu hiệu của bệnh: Thương tổn chiếm hơn 2/3 tấm móng; màu sắc xám hoặc đen pha nâu; sắc tố màu nâu và dạng hạt không đều; các biến thể về màu sắc và độ dày của sọc; sự biến dạng của tấm móng; một trong những dấu hiệu chính của u hắc tố dưới da là “dấu hiệu Hutchinson” (tăng độ rộng của dải sắc tố vùng gần gốc móng hoặc 2 bên).
Ung thư hắc tố dưới móng chỉ có thể được chẩn đoán xác định bằng sinh thiết móng tay, vì vậy, nếu có biểu hiện sắc tố bất thường tại móng, bạn nên gặp bác sĩ da liễu để được kiểm tra, đánh giá.
Bạn đang xem bài viết Móng tay có sọc đen là dấu hiệu của bệnh gì? tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].