Mẹo vặt nhận biết thực phẩm chức năng nội địa Nhật Bản

Câu chuyện về phân biệt hàng nội địa Nhật và hàng xuất khẩu Nhật thông qua quy cách đóng gói đã trở nên quen thuộc và khá nhiều người tiêu dùng am hiểu. Thế nhưng khi mà hàng hóa ngày càng đa dạng thì người mua hàng càng phải tỉnh táo lựa chọn, nhất là phải hiểu rõ khi mua các sản phẩm liên quan đến thực phẩm chức năng nội địa Nhật.

Những điểm khác biệt cơ bản để nhận biết hàng nội địa Nhật

Quy cách đóng gói: Trên nắp của mỗi sản phẩm nhất là dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay các sản phẩm chăm sóc làm đẹp da sẽ không có lớp seal giấy bảo vệ bên trong nắp lọ mà chỉ đơn thuần là vỏ nắp, hoặc có màng co nilong bọc bên ngoài vỏ nắp/toàn bộ lọ.

Việc dán lớp seal giấy bên trong nắp lọ như một số sản phẩm TPCN thông thường sẽ làm không khí bên trong lọ thuốc không thể ra ngoài, đồng nghĩa với việc thuốc có thể bj hư vì ẩm ướt nên trước khi dán seal người ta sẽ cho 1 gói hút ẩm bên trong rồi mới đóng seal lại. Gói hút ẩm có tác dụng làm giảm khả năng hư hỏng hàng hóa nhưng độ an toàn của những gói hút ẩm không cao vì vậy, trong quá trình vận chuyển nếu gói hút ẩm bị rách hay vỡ ra mà dính vào thuôc sẽ rất nguy hiểm.

Hàng nội dịa Nhật chú trọng đến chất lượng, họ không chú ý nhiều đến quy cách và không sử dụng gói hút ẩm nên họ sẽ không dùng seal dán kín bên trong nắp lọ. Thay vào đó, người ta sẽ bỏ trên đầu nắp 1 túi nilong, có tác dụng giảm độ ẩm, chống va đập và làm ổn định viên thuốc khi phải di chuyển.

image001

Hàng nội địa Nhật không có lớp màng giấy trên miệng bảo vệ nắp chai, hàng Nhật xuất khẩu sẽ có lớp bảo vệ

Hạn sử dụng: Một số mặt hàng nội địa Nhật sẽ không ghi hạn sử dụng, đa số các công ty của Nhật kiểm soát hàng của họ bằng mã CODE, nên các sản phẩm không sử dụng được nữa họ sẽ thu hồi và tiêu hủy. Vậy nên các sản phẩm vẫn còn bán trên thị trường nghĩa là vẫn còn đủ an toàn hoặc hạn sử dụng sẽ ghi trên nhãn sản phẩm

Hệ thống mã vạch: Mã vạch hàng nội địa Nhật chuẩn (standard version) sẽ có 13 chữ số, phần đầu giống như short version, phần sau thêm mã số sản phẩm và mã số kiểm tra sản phẩm

Hệ thống mã vạch sản phẩm Nhật Bản viết tắt là JAN (Japanese Article number). Lúc đầu, mã số cấp cho Nhật Bản là 49.  Sau đó cung cấp thêm 1 mã số nữa cho Nhật Bản là 45. Do đó Nhật Bản hiện nay có cả hai mã số mã vạch cùng tồn tại là 49 và 45.

Ngoài ra, hàng nội địa Nhật cũng đặt sự quan tâm đến việc sử dụng các vật liệu đóng gói thân thiện với môi trường.

image003

Đầu mã vạch 49 và 45 để nhận biết hàng nội địa Nhật Mã vạch để nhận biết gồm 13 chữ số

Những quy định khắt khe đối với thực phẩm chức năng nội địa Nhật khi đến Việt Nam

Thực phẩm chức năng nội địa Nhật Bản có những quy định vô cùng khắt khe về độ minh bạch thông tin. Vì vậy bao bì sản phẩm khi đến Việt Nam cần đảm bảo đầy đủ các thông tin: Tên sản phẩm bằng tiếng Nhật; Hình ảnh minh họa sản phẩm; Bảng thành phần, nguyên liệu, hàm lượng chất có trong sản phẩm; Phụ liệu có trong sản phẩm; Công dụng sản phẩm; Đối tượng sử dụng; Các lưu ý đặc biệt về sản phẩm; Hướng dẫn sử dụng và Quy cách bảo quản; Quy cách đóng gói và Khối lượng mỗi viên thuốc; Xuất xứ, thông tin đơn vị sản xuất, đơn vị nhập khẩu.

 Các sản phẩm nội địa thông thường sẽ được in bằng Tiếng Nhật, khi nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam sẽ được dán bằng lớp tem phụ dịch sang Tiếng Việt.

image005

Sản phẩm được dán tem phụ khi nhập khẩu về Việt Nam

Thực phẩm chức năng nội địa Nhật rất chú trọng đến nguồn gốc nguyên liệu

Pháp luật Nhật Bản quy định rất chặt chẽ về việc ghi nguồn gốc của nguyên liệu trên bao bì, nếu chúng ta biết tiếng Nhật và để ý quan sát có thể biết được nguồn gốc nguyên liệu từ đâu.

Người dân Nhật rất chú ý nguồn gốc sản phẩm khi mua, họ tự hào, tin tưởng và coi hàng nội địa là hàng cao cấp. Cũng chính vì vậy các hãng sản xuất sử dụng nguyên liệu 100% nội địa luôn luôn in dòng chữ "日本製"  (sản xuất tại Nhật Bản) trên bảng thành phần hoặc dòng chữ Made in Japan nổi bật trên bao bì sản phẩm.

Các mặt hàng thực phẩm chức năng được sản xuất tại Nhật Bản cũng chia ra làm hai loại: Loại sản xuất từ các nguyên liệu được nuôi trồng tại Nhật, loại thứ hai là sản xuất từ các nguyên liệu nhập khẩu từ nước khác (thường là Trung Quốc).

Tuy nhiên do điều kiện thiên nhiên của Nhật Bản không thuận lợi cho việc nuôi trồng nông nghiệp, do vậy các nguyên liệu sản xuất được nuôi trồng tại Nhật tuy có chất lượng tốt và độ an toàn cao nhưng giá cả rất đắt đỏ, ngược lại các nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc thì lại cực kỳ rẻ.

Hàng Nhật nội địa sản xuất từ 100% nguyên liệu Nhật sẽ an toàn và chất lượng hơn, trên thực tế người Nhật cũng chỉ ưa dùng loại này. Còn loại thứ hai chủ yếu dùng để xuất khẩu, bán cho khách du lịch… (những đối tượng khách hàng không hiểu rõ tiếng Nhật) với giá rẻ hơn rất nhiều.

Từ những mẹo nhỏ trên, chúng ta hãy là người tiêu dùng thông minh để có sự lựa chọn đúng khi tiếp cận thế giới phong phú của các loại thực phẩm chức năng Nhật.

Yến Anh

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính