Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Mẹ chồng tôi luôn chê cháu xấu không giống bố và bà...

Lời chê bai của mẹ chồng như từng mũi kim nhỏ xíu dần đâm vào trái tim người mẹ, dù nhỏ đến đâu, đâm mãi cũng sẽ rướm máu.

111120160126-me-chong-khfong-the-bat-nat-toi-mai-nhu-vay-duoc-nua-1

Để sinh ra một đứa trẻ là bao ngày tháng chờ mong sự kết tinh nảy mầm đơm hoa kết trái, là 9 tháng 10 ngày người mẹ nhọc nhằn chịu bao đắng cay.

Và cho đến khi mẹ chịu tận cùng đau đớn cũng mới là lúc đứa trẻ khóc tiếng khóc đón chào cuộc đời.

Tưởng rằng lúc này hai mẹ con có thể hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của đại gia đình.

Ai ngờ, nếu như không phải nặng lòng hoài thai, mẹ lại vẫn phải là người "nuốt vào bụng" bao nỗi niềm ưu tư khác. Người mẹ trong câu chuyện dưới đây là một trường hợp như vậy.

Chẳng ai muốn đứa con - tình yêu, hy vọng của mình lại lúc nào cũng phải nghe những lời chê bai từ người lớn. Ảnh minh họa.

Chẳng ai muốn đứa con - tình yêu, hy vọng của mình lại lúc nào cũng phải nghe những lời chê bai từ người lớn. Ảnh minh họa.

"Nỗi buồn lần đầu làm mẹ.

Ai sinh con gái cũng mong con xinh xắn đáng yêu. Nhưng con gái mình lại không thừa hưởng nét đẹp từ bố mẹ, và mình cảm thấy nặng nề từ đó.

Cả khuôn mặt con chỉ có 2 điểm cộng: Lông mày đều và lông mi khá dài. 

Trán quả đào dô lại còn được "bonus" thêm quả vết cò mổ đỏ chót. Cặp mắt 1 mí lại còn sụp sụp. Mũi ngắn, hếch, tẹt. Miệng nhọn. Tai nhỏ.

Sinh con ra, mình ước được ôm con đến một nơi mà không ai biết đến mẹ con mình. Để con lớn lên bình thường, để mình được vô tư chăm con mà không phải suy nghĩ tiêu cực.

Chồng mình các nét trên gương mặt rất bình thường, nhưng nhìn tổng thể lại ưa nhìn, nhiều người khen đẹp trai. 

Mình thì ở cơ quan cũng thuộc loại xinh xắn, nhưng so với chồng và em gái chồng đẹp như tranh thì mình lại lép vế.

Nên sinh con ra không được đẹp như tranh là một gánh nặng vô hình.

Mới rời bàn đẻ, mẹ chồng ngắm con gái mình và bảo: "Mũi hếch".

Về nhà được mấy hôm, ai đến chơi cũng bảo con gái giống bố, mũi giống bà nội. Nhưng mỗi lần ngắm cháu bà bảo:

- Không giống bố.

- Mũi này không biết giống ai.

- Có khi nào bệnh viện đưa nhầm con không?

Em gái chồng bảo:

- Bé trông xấu nhưng cute.

- Đen như củ tam thất.

Chỉ có bố bé với bà ngoại lúc nào cũng khen an ủi:

- Bé đáng yêu.

Cũng may chồng vẫn động viên tôi. Ảnh minh họa.

Cũng may chồng vẫn động viên tôi. Ảnh minh họa.

Mặc dù cô và bà nội vẫn cưng nựng cháu, yêu quý cháu. Nhưng lời nói bao giờ cũng như nhát dao đâm vào tim con mẹ. 

Nay bé được 3 tháng, có da có thịt hơn, trắng hơn. Người đến chơi cũng chưa một ai khen bé xinh, nhưng vẫn bảo giống bố và bà nội.

Bà mỗi lần ngắm bé lại bảo:

- Giống y xì mẹ nó.

- Da này sau lớn lên da đen như da mẹ.

- Cô ngày xưa vừa ngoan vừa trắng vừa bụ bẫm. Không ngoan không trắng không bụ bẫm bằng cô.

Cô thì lúc nào cũng:

- Nam tính quá.

- Nam tính lắm.

Cháu tập hò hét thì cứ: "Cháu bị gì thế cháu. Cái con bé này bị làm sao ấy?"

Hic. Nhiều lúc nhìn con mà lòng buồn rười rượi. Cảm thấy có lỗi khi không cho con được một gương mặt xinh đẹp."

Nhiều lúc nhìn lại thương con, con đâu có tội tình gì để phải nghe những lời chê bai như vậy từ người lớn. Ảnh minh họa.

Nhiều lúc nhìn lại thương con, con đâu có tội tình gì để phải nghe những lời chê bai như vậy từ người lớn. Ảnh minh họa.

Có lẽ rất nhiều người mẹ thấy được tâm sự của mình trong câu chuyện này. Sinh con ra, ai chẳng muốn con khoẻ mạnh, xinh đẹp. Nhưng nếu con không được như vậy đâu có thể trách con hay trách mình.

Lúc đấy chỉ có thể tự nhủ con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn thành người đã là điều cha mẹ mong muốn. 

Người mẹ, người cha có thể tự bảo với mình như vậy, nhưng có lẽ người thân, bạn bè "không tha" cho họ. Những lời chê trách đứa trẻ, không lẽ bố mẹ chúng không tự biết mà phải đợi đến mọi người nói?

Hãy cứ thử hình dung, khi bạn nghe người khác chê 1 câu về mình, có thể chấp nhận được, 2 câu có thể chấp nhận được, nhưng làm sao có thể nghe từng ngày, từng giờ?

Nhất là khi đây không phải bạn, mà là đứa trẻ non nớt chưa có sức phản kháng, là kết tinh mọi tình yêu, hy vọng của bạn.

Chê đứa trẻ không xinh xắn đã là những mũi gai nhọn, chê đứa trẻ không giống bố, không giống nhà nội đôi khi mới là những mũi tên tẩm độc, có khi là độc chết người.

Ai nói chắc được rằng, nếu chồng hay người nhà chồng ngày ngày giờ giờ nghe được lời kêu ca "Con không giống bố" mà không khỏi lung lay, nảy sinh nghi ngờ. 

Những lời chê bai

Những lời chê bai "vô tư" đến "vô duyên" của mọi người dần dần như muối xát vào người mẹ. Ảnh minh hoạ.

Vì thế người lớn ạ, đôi khi đừng chỉ vì những lời nói cho vui mồm, những lời nói tưởng rằng vô tư của bạn mà có thể lại là gai nhọn xát muối vào trái tim những đứa trẻ vô tội, và nhất là những người mẹ với trái tim đầy hy vọng, yêu thương, nhưng cũng mong manh dễ vỡ, thậm chí có khi vỡ tan chỉ bởi một mũi gai vô tình.

Và đôi khi những áp lực vô hình này lại ngấm ngầm là nguồn cơn dẫn tới những hậu quả không ngờ tới, những trường hợp trầm cảm sau sinh, thậm chí bi kịch gia đình.

Đó có thể là áp lực nhỏ, nhưng nặng dần, nặng dần và không biết có lúc sẽ gây ra những hậu quả gì. Ảnh minh họa.

Đó có thể là áp lực nhỏ, nhưng nặng dần, nặng dần và không biết có lúc sẽ gây ra những hậu quả gì. Ảnh minh họa.

Bảo Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính