Gợi ý top 10 món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình miền Nam đầy đủ nhất

Các chị em nội trợ tham khảo ngay gợi ý các món ăn trong mâm cỗ ngày Tết của các gia đình miền Nam đầy đủ nhất để sẵn sàng chuẩn bị mâm cỗ Tết ngon nhất.

Trái ngược với miền Bắc lạnh lẽo, miền Nam vào Tết không khí vẫn còn vương chút nắng chút nóng, cây trái sum sê nên mâm cỗ ngày Tết miền Nam có phần phong phú.

Các món ăn phổ biến trên mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam gồm:

Bánh tét

Nếu ở miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam có món bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm, bánh tét không nhân.

Bánh tét được gói từ lá chuối và lạc quấn xung quanh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, còn nhân bánh bên trong thì được làm nhân đậu xanh, thịt heo, đậu đen … tùy thuộc vào từng loại bánh. Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát và thường được ăn kèm với củ kiệu chua để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.

Thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món ăn phổ biến, thường xuất hiện trong các mâm cổ ngày Tết. Đầu bếp Trần Ngọc Sang lý giải, dân gian cho rằng món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông, năm mới trọn vẹn, đầy đủ.

Thịt kho tàu là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.

Thịt kho tàu là món không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam.

Gà luộc

Mâm cúng ngày Tết ở các gia đình dường như không thể thiếu gà luộc. Gà trống nguyên con phải được buộc cánh tiên khi luộc, khi chín da vàng bóng, không nứt. Gà sau khi cúng xong có thể xé nhỏ trộn gỏi, hoặc cắt miếng chấm muối ớt lá chanh.

Chả giò

Trong mâm cổ ngày Tết của người miền Nam, ta có thể dễ dàng nhìn thấy những cuốn chả giò giòn rụm, thơm ngon. Chả giò được chế biến với nhân bên trong gồm có thịt, tôm và các loại rau củ, với mong ước cả năm được ấm no, nhiều sức khỏe.

Lạp xưởng 

Nếu như Tết miền Bắc trong 3 ngày luôn có món giò chả (miền Nam gọi là chả lụa) thì ở miền Nam mâm cỗ ngày Tết phải có món lạp xưởng. Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng để ăn cũng như đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam Bộ. Có rất nhiều loại lạp xưởng khác nhau như: Lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc...  

Mâm cỗ ngày Tết không thiếu món khổ qua

Món canh khổ qua nhồi thịt (mướp đắng nhồi thịt) là món đặc trưng trong mâm cỗ Tết của các gia đình miền Nam. Người dân miền Nam quan niệm, với món khổ qua hi vọng mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn.

Với món khổ qua hi vọng mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn.

Với món khổ qua hi vọng mọi sự khổ ải sẽ đều qua đi để đón chào một năm mới hạnh phúc hơn.

Xôi vò

Xôi vò là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày Tết của người miền Nam. Xôi vò được làm từ ba nguyên liệu chính là: Nếp, đậu xanh và nước cốt dừa.

Đặc trưng nổi bật của món xôi này chính là những hạt xôi rời rạc không dính vào nhau như các món xôi thường thấy nhưng nó vẫn có cái vị dẻo của gạo nếp, vị bùi bùi của đậu xanh, cùng mùi thơm và cái béo quyến rũ của nước cốt dừa. Một khi đã ăn rồi thì bạn sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng của nó. Trong bữa cơm trình báo gia tiên, đĩa xôi vò vàng óng luôn được đặt trang trọng trong mâm cỗ. Nó thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cháu với tổ tiên, họ mong ước năm cũ qua đi và chào đón năm mới an lành, may mắn.

Gỏi gà xé phay

Một trong những món ăn ngon ngày Tết miền Nam được nhiều người yêu thích là gỏi gà xé phay . Món ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng mà không gây ngấy vì không có dầu mỡ. Gà sau khi luộc sẽ được xé miếng, trộn với các loại rau như rau răm, hành tây, dưa leo…cùng nước mắm chua ngọt.

Dưa món

Để các món ăn nhiều thịt mỡ bớt ngán trong ngày Tết, các gia đình thường thêm món dưa chua ngâm ăn kèm. Người miền Nam hay dùng củ kiệu làm sạch, ngâm dấm chua, ăn với tôm khô hoặc thịt kho tàu.

Dưa kiệu muối

Dưa củ kiệu là món ăn dân giã, thường được ăn kèm với bánh chưng bánh tét mỗi dịp Tết đến xuân về. Dưa kiệu muối với đường nhanh lên men và có độ giòn dai rất hấp dẫn. Cách muối vô cùng đơn giản và chỉ sau 2-3 ngày là có thể thưởng thức được ngay.

Củ kiệu kết hợp cùng tôm khô tạo nên một món ăn vô cùng ngon miệng với vị chua chua ngọt ngọt. Những món ăn trên mâm cỗ của người miền Nam có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt... cùng hòa quyện, ăn hoài cũng không thấy ngán. 

Xem thêm: Mâm cỗ ngày Tết cần chuẩn bị những gì và hướng dẫn lễ cúng ngày Tết đầy đủ nhất

V.Linh/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính