Báo Điện tử Gia đình Mới

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 và tết Vu Lan ngon, đẹp mắt, đủ đầy

Gợi ý một số món ăn cho mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 và tết Vu Lan vừa ngon lại trông đủ đầy, đẹp mắt, các gia đình hãy tham khảo.

Rằm tháng 7, tết Vu Lan cúng gì?

Rằm tháng 7 không chỉ là ngày rằm hàng tháng mà còn là ngày xá tội vong nhân, Tết Vu Lan báo hiếu.

Do đó, việc chuẩn bị mâm cúng sẽ phụ thuộc vào vị trí và mục đích cúng.

Trong truyền thống, mâm cúng thường bao gồm ba phần: mâm cúng Phật, mâm cúng thần linh - gia tiên và mâm cúng chúng sinh - cô hồn. Cụ thể:

1. Mâm cúng Phật rằm tháng 7

  • Có thể chuẩn bị cơm chay hoặc đơn giản là mâm ngũ quả. Sau khi cúng, gia đình thường thụ lộc tại nhà.
  • Trong lúc cúng, gia chủ nên đọc một khóa kinh Vu Lan để hiểu rõ về ý nghĩa của ngày này và hồi hướng công đức cho tổ tiên, ông bà đã khuất để giúp họ siêu thoát.

2. Mâm cúng thần linh gia tiên rằm tháng 7

  • Mâm cúng thần linh thường gồm khoanh thịt, khoanh giò, xôi hoặc bánh chưng bóc lá. Ngoài ra, còn cần có rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.
  • Mâm cúng gia tiên là mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy theo hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
  • Bên cạnh đó, chuẩn bị tiền vàng và các vật phẩm giấy để đốt cho những người đã khuất, như quần áo, giày dép, để đảm bảo cuộc sống thoải mái và tiện nghi cho họ ở cõi bên kia.

3. Mâm cúng chúng sinh - cô hồn rằm tháng 7

  •  Mâm cúng chúng sinh gồm gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, ly cốc nhỏ, 3 cây nhang và 2 ngọn nến nhỏ.
  • Mâm cúng cô hồn thường không nên dùng các món mặn, và thường được tổ chức vào buổi chiều của ngày 13, 14 hoặc 15 tháng 7 âm lịch.
Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 và tết Vu Lan ngon, đẹp mắt, đủ đầy

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 và tết Vu Lan ngon, đẹp mắt, đủ đầy

Mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 và tết Vu Lan

Dưới đây là một số gợi ý món chay ngon cho mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7, tết Vu Lan báo hiếu:

1. Xôi hạt sen

Empty
  • Nguyên liệu: hạt sen tươi (200g), cà rốt (1 củ), đậu que (100g), hành lá, cơm (2 chén), rau mùi (ngò), nước mắm chay, hạt nêm chay.
  • Cách làm: Luộc chín hạt sen, cắt cà rốt và đậu que, xào cơm với các nguyên liệu, nêm gia vị, thêm hạt sen. Trang trí mâm bằng vài cọng rau mùi (ngò).

2. Nem chay chiên giòn

Empty
  • Nguyên liệu: nem chay bán sẵn, nước mắm chay, hạt nêm, bột chiên giòn.
  • Cách làm: Ướp nem chay với chút nước mắm, nhúng vào bột chiên giòn pha với nước rồi chiên ngập dầu, nem chín thì cắt khoanh và xếp ra dĩa.

3. Canh xà lách xoong nấu chả chay

Empty
  • Nguyên liệu: xà lách xoong (300g), nấm rơm, nấm kim châm, nấm mỡ, nấm bào ngư (mỗi loại 500g), bột mì đa dụng (100g), tỏi, hạt nêm chay, tiêu, dầu hào chay, đường.
  • Cách làm: Nấm sơ chế sạch, cắt khúc, xay mịn rồi vắt khô, ướp với các gia vị rồi xay nhuyễn. Nặn nấm thành chả để chiên.Dùng xà lách xoong nấu canh, nêm gia vị vừa vặn rồi cho chả chiên vào.

4. Xôi ngô cốt dừa

Empty
  • Nguyên liệu: gạo nếp, ngô ngọt (200g), nước cốt dừa, muối.
  • Cách làm: Gạo nếp ngâm qua đêm đem đồ xôi, ngô ngọt tách hạt luộc chín,  sau đó cho ngô ngọt chín vào xôi đã chín rồi đồ thêm 5 phút. Xới đều rồi thêm nước cốt dừa cho thơm rồi bắc nồi xuống.

5. Chè bưởi

Empty
  • Nguyên liệu: bưởi da xanh (1 quả), đỗ xanh không vỏ (100g), đường thốt nốt, bột năng, nước cốt dừa, lá dứa, muối tinh.
  • Cách làm:

* Cách xử lý cùi bưởi:

- Gọt sạch lớp vỏ xanh bên ngoài. Nếu vẫn còn một ít vỏ xanh, cũng cần loại bỏ để tránh đắng. 

- Cắt nhỏ cùi bưởi hạt lựu.

- Cho 1 lạng muối vào bóp cùi bưởi kèm theo tí nước. Bóp đến khi nào cùi bưởi ra được nước, nhớt ở cùi thì thôi.

- Bóp cùi bưởi dưới vòi nước rồi vắt khô,lặp lại khoảng 6 - 7 lần là hết đắng, vắt nước.

- Ướp cùi bưởi với 4 cup đường, 100ml nước cho tan. Cho chảo lên bếp sao cùi bưởi cho chín.

- Hoà 3 thìa bột năng với 50ml nước. 1 bát con bột năng khô để riêng.

- Cho cùi bưởi vừa sao vào túi ni lông, cho 3 thìa thêm bột năng đã hoà nước, 5 thìa bột năng khô sóc đều, cứ làm thế cho đến khi bột năng đã bám chặt vào cùi bưởi.

- Đun sôi nước thả cùi bưởi vào luộc. Khi sôi được 5 phút thì vớt ra chậu nước lạnh có đá lạnh sẽ giòn cùi.

* Cách nấu đậu xanh:

- Đỗ xanh không vỏ ngâm nước trong 2 - 3 tiếng.

- Cho nước 1/3 nồi tránh cho nhiều lúc hấp sẽ tràn lên đậu làm nát đậu, nước sôi mở vung nồi hấp, thỉnh thoảng đảo đều, hấp đến khi đậu chín tới là được, không hấp kĩ quá làm đậu bị nát.

* Cách nấu cốt dừa:

- Mua lọ cốt dừa sẵn khoảng 400ml về thêm 40g đường, xíu muối, 2 thìa canh bột béo, 20ml nước + 20g bột năng hoà tan với nhau, khuấy đều cho tan, để lửa nhỏ vừa, sôi lăn tăn là được, để nguội phần cốt dừa sẽ đặc sánh lại.

- Sau khi xong các phần giờ cho vào nồi to khoảng 1000ml nước, thêm vào 200g đường thốt nốt, lá dứa nước và đường sôi hớt sạch bọt. Nêm nếm cho vừa miệng.

- Đổ phần cùi bưởi vào đun, đợi sôi lăn tăn lại thì hoà 80g bột năng với 150ml nước, từ từ đổ vào nồi, vừa đổ vừa khuấy đều tay tránh vón cục cho đến khi đặc sánh lại, nhớ là chè phải đặc mới ngon,nếu chưa đặc thì cho thêm bột năng.

- Cuối cùng đổ phần đỗ xanh hấp chín tới vào nồi, khuấy đều là xong.

- Khi ăn múc chè ra bát, thêm chút đá và cốt dừa sánh mịn lên trên

Trên đây là gợi ý mâm cỗ chay cúng rằm tháng 7 và tết Vu Lan. Tham khảo để chuẩn bị cho mâm lễ cúng đủ đầy, tươm tất.

 

>>> Cúng rằm tháng 7 năm 2023 ngày giờ nào đẹp, cúng trước 15 được không?

Gia Hân (t/h)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO