1. Con cá dơi môi đỏ sử dụng bộ vây như đôi chân để di chuyển. Loài cá kỳ lạ này sống chủ yếu ở khu vực biển thuộc đảo Galapagos, Ecuador, độ sâu 100m dưới mực nước biển.
2. Một con chuột nhảy Jerboa với đôi tai dài và to như những con thỏ. Loài gặm nhấm này sinh sống ở vùng sa mạc Mông Cổ và Trung Quốc. Chúng có tốc độ đáng kinh ngạc, có thể chạy với vận tốc lên tới 24 km/h nếu bị truy đuổi.
3. Linh dương Saiga nổi bật với chiếc mũi dài quá khổ. Đây là một trong những loài có vú cổ xưa nhất và là một giống linh dương quý, được liệt vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.
4. Chim đà điểu đầu mào có thể cao tới 1m2, sống ở khu vực các đảo thuộc New Guinea và Đông Bắc nước Úc. Giống như các loài chim đà điểu khác, con vật này có cánh nhưng lại không thể bay.
5. Một con ong Crabronidae đang vận chuyển cục bùn về xây tổ.
6. Ô tác Kori là loài chim biết bay nặng nhất thế giới. Khi trưởng thành, chim trống có thể cao từ 70-120 cm và cân nặng trung bình là 13,5 kg.
7. Voọc mũi hếch vàng nổi bật với bộ lông vàng cam cùng với khuôn mặt màu xanh nhạt. Loài linh trưởng này là một loài đặc hữu sống chủ yếu ở khu vực trung và Tây Nam Trung Quốc.
8. Loài rùa đầu hẹp, sinh sống ở Nam Á, chúng chỉ lên bờ khi cần đẻ trứng.
9. Chim trĩ Sagehen nổi bật với 2 cái túi màu vàng ở trên cổ. Con đực sẽ cố bành to hết cỡ 2 túi này khi tán tỉnh con cái. Đây là loài chim trĩ lớn nhất Bắc Mỹ.
10. Loài khỉ mũi dài này chỉ xuất hiện ở đảo Borneo, Indonesia.
11. Tắc kè đuôi quỷ Satan với nụ cười kỳ dị. Đôi mắt của loài tắc kè rất to và có cấu tạo đặc biệt giúp chúng có thể săn mồi trong đêm tối.
12. Một con mèo Ba Tư với bộ lông phát triển hơn bình thường do nó bị hội chứng hypertrichosis hay ma sói.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Loạt ảnh cho chúng ta thấy thế giới động vật còn chứa vô vàn những điều kỳ thú và bất ngờ tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].