Lính cứu hỏa cảnh báo hiểm họa 'chết người' từ thói quen để chai nước trong xe ô tô

Để chai nước lọc trong xe ô tô là thói quen của đa số tài xế, nhưng lính cứu hỏa cảnh báo thói quen này có thể gây cháy nổ trong xe ở thời tiết nắng nóng.

 Tại sao chai nước lọc để trong xe ô tô có thể gây cháy nổ?

Lính cứu hỏa cảnh báo hiểm họa 'chết người' từ thói quen để chai nước trong xe ô tô 0

Bạn có từng làm thí nghiệm soi kính lúp hướng ánh sáng mặt trời vào một tờ giấy là giấy bắt lửa chưa? Vậy thì câu chuyện chai nước suối trong xe ô tô cũng tương tự như thế.

Khi các tia nắng mặt trời đi qua nhựa và chất lỏng, nó hoạt động tựa như một thấu kính tập trung các tia nắng mặt trời và biến chúng thành một luồng sáng mạnh mẽ. 

Một thí nghiệm do cảnh sát PCCC thành phố Midwest, Mỹ cho thấy ánh sáng đi qua chai nước lọc có thể đạt nhiệt độ lên tới 90 độ C. 

Tháng trước, một người dùng Facebook tên Jessica Bone Gernentz cũng chia sẻ câu chuyện xảy ra với chính mình. Chai nước lọc biến thành thấu kính lúp đốt cháy ghế ngồi trên xe hơi của người này.

Lính cứu hỏa cảnh báo hiểm họa 'chết người' từ thói quen để chai nước trong xe ô tô 1

Đó chỉ là một hậu quả nho nhỏ xảy ra từ thói quen tai hại này. Vậy chúng ta có thể tránh mối hiểm họa ấy như thế nào?

- Không mang chai nước lọc vào trong xe ô tô. Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta hay quên hơn, vì vậy tốt nhất đừng mang chúng lên xe để tránh trường hợp xấu khi bạn lỡ để quên.

- Nếu bạn không thể thiếu nước uống trong những ngày nóng bức, hãy cài đặt nhắc nhở trên điện thoại và mang một bình nước xách theo người mỗi khi ra ngoài thay vì dự trữ chai nước lọc trong xe.

- Nếu không muốn mang theo bình nước cồng kềnh thì hãy đảm bảo đậu xe ở nơi râm mát và để chai nước ở nơi mà ánh nắng không thể chiếu tới.

Một số hiểm họa khác từ thói quen để chai nước lọc trong xe

Lính cứu hỏa cảnh báo hiểm họa 'chết người' từ thói quen để chai nước trong xe ô tô 2

Quan trọng hơn chiếc xe là sức khỏe của chính bạn. Nghiên cứu của ĐH Florida cho thấy chất nhựa thường được sử dụng làm chai nước lọc thường có 2 loại hóa chất là antimony và BPA. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thời gian dài các hóa chất này sẽ thẩm thấu vào nước uống.

Chai nước nhựa càng để trong thời tiết nắng nóng lâu thì lượng antimony và BPA nhiễm vào nước sẽ càng nhiều hơn, và nếu quá trình tích lũy lâu dài có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Điều này có thể dẫn tới:

- Rối loạn mức độ hormone

- Bệnh tim mạch

- Tăng nguy cơ bị ung thư

- Đau bụng

- Tiêu chảy

- Nôn mửa

Một số nghiên cứu phát hiện BPA có thể có tác động lên hành vi và trí não của trẻ nhỏ.

Lính cứu hỏa cảnh báo hiểm họa 'chết người' từ thói quen để chai nước trong xe ô tô 3

(Theo Bright Side)

Trang Đặng

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính