Báo Điện tử Gia đình Mới

Nguồn gốc xúc động của lễ Vu Lan báo hiếu có thể bạn chưa biết

Lễ Vu Lan hay còn gọi là ngày lễ báo hiếu cha mẹ là một lễ lớn của Phật giáo. Cùng Gia Đình Mới tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu.

 

Câu chuyện xúc động về nguồn gốc lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.

Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.

Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông.

Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm.

Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ.

Nguồn gốc xúc động của lễ Vu Lan báo hiếu có thể bạn chưa biết 0

Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Cũng theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Kiền Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng:

"Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp).

Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, lễ Vu Lan du nhập vào nước ta rất sớm. Từ năm 1072, vua Lý Nhân Tông đã từng thiết trai đàn cầu siêu cho cha mẹ.

Thế rồi, qua thời gian, Vu Lan dần dần trở thành đại lễ cho đến ngày nay. Đây là lễ để con cháu tỏ lòng tôn kính, báo hiếu cha mẹ còn sống hay đã qua đời, kể cả ông bà 7 đời.

Nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan

Nguồn gốc xúc động của lễ Vu Lan báo hiếu có thể bạn chưa biết 1

Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "Bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người.

Nghi thức này do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962.

Lễ Vu Lan 2021 là ngày nào? 

Lễ Vu Lan, còn được gọi còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của các tăng ni phật tử trong Phật giáo.

Nguồn gốc xúc động của lễ Vu Lan báo hiếu có thể bạn chưa biết 2

Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Năm 2021, lễ Vu Lan rơi vào chủ nhật, ngày 22/8 dương lịch.

Hoàng Nguyên (tổng hợp)/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO