TS.BS Đào Văn Giang - Phó Trưởng Khoa Tạo hình - Hàm mặt - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngón tay cái chiếm tới 50% chức năng bàn tay, như 1 bên của gọng kìm, mất 1 bên sẽ làm khả năng cầm nắm, lao động trở nên vô cùng hạn chế.
Khuyết ngón cái (dị tật bẩm sinh, chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt…) nên phải phục hồi lại ngón tay - chuyển ngón chân lên thay thế.
Phẫu thuật chuyển ngón chân lên thay thế ngón tay cái nhằm phục hồi chức năng bàn tay là đã trả lại khả năng lao động cũng như chức năng bàn tay cho nhiều người kém may mắn bị mất đi ngón cái.
Các bác sĩ tiến hành phương pháp phẫu thuật bằng kỹ thuật vi phẫu tức chuyển cả phức hợp 1 ngón chân: da, gân, móng chân, dùng vi phẫu nối mạch máu thần kinh … để phục hồi ngón cái.
Bác sĩ có thể lấy ngón cái hoặc ngón trỏ ngay cạnh ngón cái. Tùy thuộc vào sự tương đồng của ngón tay cái.
Thông thường các bác sỹ lấy ngón chân giữa cạnh ngón cái vì có sự tương đồng, thẩm mỹ đẹp, chức năng của bàn chân không bị ảnh hưởng nhiều. Sau đó, khi chuyển ngón chân lên, kết hợp xương, nối gân, mạch máu, nối thần kinh.
Với phương pháp này, ngón cái sau phục hồi có đầy đủ chức năng gập, duỗi và có thể cảm giác.
Hồng NgọcBạn đang xem bài viết Lấy ngón chân thay thế ngón tay cho một bệnh nhân tai nạn lao động tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].