Ông Đinh Thái Bình (61 tuổi, sống tại số 70 đường Trần Phú, Phường 4, TP Vĩnh Long. Nhìn thái độ vui vẻ, lạc quan của ông không ai nghĩ ông bị mắc ung thư phổi từ 2 năm trước nếu không biết và nhìn 3 bình Oxy, xe lăn và các dụng cụ thiết bị y khoa khác… trang bị trong phòng khác.
Suy sụp, thất vọng khi biết mắc ung thư
Ông nhớ lại, cuối năm 2015, đột nhiên ông bị ho nhiều không dứt. Đi khám tại bệnh viện ở Vĩnh Long thì được chẩn đoán là viêm phế quản.
Sau thời gian dài sử dụng kháng sinh nhưng tình trạng ho vẫn không đỡ, ông đã quyết định đi khám lại ở 1 bệnh viện tư tại Cần Thơ và được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày.
Sau thời gian đó, tình hình sức khỏe tiếp tục suy kiệt, sau 3 tháng chỉ ngủ ngồi, sụt đến 14kg, đến ngày 18/3/ 2016 khi không thể chịu đựng được nữa ông quyết định lên Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM khám tổng quát thì được yêu cầu nhập viện điều trị khẩn trên nền bệnh nhân suy hô hấp cấp.
Trải qua phẫu thuật tim (sau này mới biết là do đã di căn màng tim) và hàng loạt các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm y khoa cần thiết khác sau 3 tuần nằm viện, thì ông được xác định mắc ung thư phổi di căn tiến xa giai đoạn cuối.
Bàng hoàng khi nhận tin như sét đánh và không chấp nhận tin dữ đó, tinh thần ông càng suy sụp hơn. Ông đã từng từ chối điều trị vì quá thất vọng sau khi có kết quả âm tính với xét nghiệm đột biến gen EGFR vì không thể ứng dụng phương pháp điều trị đích mới được ứng dụng hiệu quả cao.
Là một kiến trúc sư và là một võ sư Karatedo, gần 60 năm qua chưa một lần đi khám bệnh và cũng chưa lần nào phải nằm viện điều trị, nên đây là cú sốc kinh hoàng với ông.
Thiết nghĩ đã mắc ung thư, lại là ung phổi đã di căn, sẽ chẳng sống được bao lâu nữa như tiên lượng không quá 3 tháng, nếu chấp nhận điều trị, vừa tốn kém, vừa đau đớn và có thể cũng sẽ không qua khỏi.
“Tôi từng nghĩ, thôi thì đằng nào cũng ra đi, đâu cần điều trị làm gì cho tốn kém và mỏi mệt, kết quả cũng sẽ chẳng đi đến đâu như sự lần lượt ra đi của 2 người thân trong gia đình tôi cũng vì “án tử” này, trong khi con gái tôi chỉ mới vào năm 1 Đại học mà tôi lại là trụ cột chính gia đình…” ông Bình nhớ lại.
Nhưng thật may mắn, tình yêu thương các con và gia đình, bạn bè đã giúp ông lần lượt vượt qua các đợt điều trị ung thư kéo dài. Nhờ sự động viên, kiên trì và nhẫn nại đồng hành của vợ là bà Phạm Thị Thu Hồng mà ông Bình đã chấp nhận sự thật và dũng cảm bước vào hành trình điều trị căn bệnh đáng sợ này.
Vợ ông, bà Phạm Thị Thu Hồng chia sẻ: “Để cảm hóa chồng, tôi đã phải lấy con gái để làm động lực cho ông ấy có tinh thần điều trị. Tôi nghĩ rằng, bệnh gì cũng có cách để cứu chữa. Ung thư dù là căn bệnh hiểm nghèo nhưng đó không phải là dấu chấm hết, ông trời kêu khoan “dạ” bởi không phải ai mắc căn bệnh đó cũng sớm ra đi khi ta không từ bỏ cơ hội!”.
Từ đó, hai vợ chồng ông Bình và bà Hồng đã bắt đầu hành trình điều trị của mình tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
Hy vọng sống mở ra từ niềm tin vào khoa học
Trải qua 33 lần truyền hóa chất, ông Bình là một trong số ít các bệnh nhân ung thư trải qua số lượt hóa chất nhiều như vậy mà chất lượng cuộc sống vẫn tốt.
Bà Hồng cho biết, nói thì đơn giản nhưng chứng kiến biết bao bệnh nhân mỗi một đợt truyền hóa chất, cả hai vợ chồng đều lo lắng liệu có đủ sức để đeo đuổi phác đồ điều trị hay không bởi tác dụng phụ của hóa chất đã khiến sức khỏe của ông suy kiệt nghiêm trọng sau mỗi đợt truyền.
Ngoài việc không ăn uống được, ông còn bị buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức toàn thân… trong tuần đầu mỗi đợt truyền, cứ lặp đi lặp lại biết bao lần, những tưởng có lúc cũng muốn buông xuôi.
Tệ hại hơn, ông còn bị biến chứng của các bệnh kèm theo cần điều trị song hành là Tiểu đường tuyp 2, huyết áp cao….chỉ có thần kinh “thép” của 1 chiến binh mới có thể vượt qua.
Sau 6 tháng điều trị của phác đồ 1, với kết quả chẩn đoán và xét nghiệm đánh giá hiệu quả điều trị bác sĩ và gia đình ông Bình đều bất ngờ vì sức khỏe của ông đã dần hồi phục trở lại, ông đã có thể nằm ngủ như bình thường sau 8 tháng chỉ ngồi qua đêm!
Dựa vào nghiên cứu khoa học
Vừa là một cán bộ quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản vừa là giảng viên đại học thuộc lĩnh vực sinh học, bà Hồng tự tin mình có đủ kiến thức để tìm ra các liệu pháp nâng cao thể trạng và thể chất cho chồng sau mỗi đợt điều trị tại bệnh viện.
Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ của bác sĩ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và luyện tập đều đặn, bà đã tìm những sản phẩm thảo dược để hỗ trợ nâng cao thể trạng cho chồng.
Bà Hồng kể, bằng kỹ năng nghiên cứu khoa học và nhờ các công cụ tìm kiếm, ngay lúc chồng bắt đầu hóa trị, bà đã tìm hiểu các loại thực phẩm chức năng từ các kết quả nghiên cứu khoa học dành cho bệnh nhân ung thư để có sư lựa chọn cho riêng mình.
Sau khi xem bản tin thời sự VTV1 công bố cuối năm 2016 Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam nghiên cứu và bào chế thành công phức hệ Nano FGC chuyển giao thành sản phẩm CumarGold Kare, một bước tiến mới trong việc nâng cao thể trạng, giảm suy kiệt sau hóa xạ trị cho bệnh nhân ung bướu, bà đã tìm hiểu thật kỹ từ nhiều nguồn thông tin chính thống để xác định tác dụng của thành phần hoạt chất có trong sản phẩm.
Không chần chừ, bà Hồng đã mua sản phẩm về cho chồng dùng thử và kết quả thật bất ngờ khi các tác dụng phụ của hóa chất giảm hẳn, sau mỗi đợt hóa trị cơ thể của ông Bình không bị tàn phá “ghê gớm” như bao người khác, tinh thần ông phấn chấn, ăn uống tốt hơn, sức khỏe được cải thiện đáng kể.
“Tôi mừng lắm, trước đây tôi đã biết rất rõ công dụng của hoạt chất có trong tảo nâu trong hỗ trợ điều trị ung thư nên phải mua Fucoidan của Nhật rất tốn kém. Giờ Việt Nam đã có sản phẩm uy tín, được nghiên cứu khoa học bài bản, lại có chứa cả 3 hoạt chất Curcumin, Fucoidan, NotoGinseng trong tam thất, đều tốt cho bệnh nhân ung thư nên không có lý do gì mình không sử dụng, vừa tiết kiệm tiền, lại vừa yên tâm về chất lượng”. bà Hồng kể.
Sau 6 tháng uống sản phẩm trên, sức khỏe của ông Đinh Thái Bình đã được cải thiện rõ rệt, các đợt kiểm tra mỗi lần vào hóa chất tại bệnh viện đều cho kết quả tốt, chưa lần nào phải gián đoạn truyền định kỳ, các chỉ số ung thư từ từ giảm hẳn đến ổn định sau 3 phác đồ.
“Nhìn ông khỏe khắn, phấn khởi, mỗi buổi chiều tối, võ đường của ông lại “sáng đèn”, chắc chẳng ai tin là bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 4 đã di căn tiến xa, lại càng khó tin ông ấy mới truyền hóa chất lần thứ 33 được ít ngày", bà vui vẻ nói.
Nói thêm về kinh nghiệm chiến thắng ung thư, ông Đinh Thái Bình và vợ đều cho rằng, điều quan trọng nhất là thái độ sống tích cực, không chịu đầu hàng số phận, luôn tin tưởng vào y học hiện đại với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, cân đối và tìm được một sản phẩm tốt để duy trì sức khoẻ.
“Khi đã bị ung thư giai đoạn cuối, sống được bao lâu không còn là mục tiêu nữa, quan trọng là chất lượng và ý nghĩa cuộc sống trong khoảng thời gian tồn sinh ấy, đó mới là đích trong cuộc chiến không cân sức này của chúng tôi!”, bà Hồng chia sẻ.
CumarGold Kare là viên uống hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị với hiệu quả vượt trội từ các thành phần nguyên liệu quý.
Sản phẩm chuyên biệt cho bệnh nhân ung bướu, đầu tiên và duy nhất chứa Phức hệ nano FGC ưu việt, chuyển giao từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả vượt trội so với việc sử dụng riêng lẻ Curcumin, Fucoidan, Tam thất thường. Giúp nâng cao thể trạng, ức chế khối u, kéo dài sự sống.
Để được tư vấn thêm về các bệnh ung bướu, độc giả liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1796. Tham khảo thêm TẠI ĐÂY
Thu NguyệtBạn đang xem bài viết Kiến trúc sư chia sẻ bí quyết vượt qua nỗi đau ung thư phổi giai đoạn cuối tại chuyên mục Chiến thắng Ung thư của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].