1. Kịch bản Trung thu chú Cuội, chị Hằng hay nhất
NỘI DUNG | LỜI DẪN |
Ổn định chỗ ngồi | Xin mời các em nhỏ ổn định vị trí của mình để bắt đầu chương trình Trung thu |
Múa Lân | Đội Lân ra múa |
Mở đầu | Loa...loa....loa...loa... Trung thu ngày hội Đón chị Hằng Nga Cùng với chúng ta Múa ca mừng hội Loa…loa...loa...loa... Chú Cuội: Các bạn ơi, có ai biết chị Hằng Nga ở đâu không nhỉ? Múa lân vui thế này, trăng sáng đẹp thế này mà chẳng thấy chị Hằng đâu??? Chúng mình cùng gọi thật to để chị Hằng xuống đây chung vui với chúng mình nhé!! CHỊ HẰNG ƠI!! (Các bé cùng gọi thật to) Chị Hằng Nga: (xuất hiện) Chị Hằng đây. Chị Hằng xin chào các bạn nhỏ cùng các gia đình có mặt tại chương trình THẮP LỒNG ĐÈN – THẢ YÊU THƯƠNG ngày hôm nay. (Mọi người cho chị Hằng và chú Cuội xin một tràng pháo tay để khuấy động chương trình được không ạ?) Chú Cuội: Chị Hằng xuống đây muộn quá. Để lỡ mất màn biểu diễn múa lân rồi. Thật là quá tiếc luôn đấy! Có cả trống hội, cả múa lân, cả ông địa xòe quạt. Vui ơi là vui! Chị Hằng: Chị Hằng bận cho các bạn Thỏ ngọc ăn, bây giờ mới xuống được. Nhưng không sau đâu chú Cuội ạ, đêm Trung thu còn rất nhiều những hoạt động sôi nổi và bổ ích khác nữa mà. Đố Chú cuội đó là những gì nào? Chú Cuội: Có ngắm trăng, có ăn bánh nướng, bánh dẻo, còn gì nữa chị Hằng nhỉ? Chị Hằng: Còn rước đèn Trung thu nữa Cuội ơi! Rước đèn Trung thu là một hoạt đồng được các bé vô cùng yêu thích. Được cầm chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân trong đêm trăng sáng, chạy tung tăng trên những con đường, vừa đi vừa hát những bài hát thật vui, thật đáng yêu, rất thú vị phải không nào? |
Ảo thuật | Chú Cuội: Tuyệt quá chị Hằng ơi! Dưới đêm trăng lung linh thế này, từng bạn nhỏ dập dìu đèn sao, đèn con thỏ, đèn lồng… ca múa thật tưng bừng! Cuội thấy thích quá, vui quá! Chị Hằng: Chưa hết đâu chú Cuội ơi, chị Hằng còn nhiều bất ngờ lắm nữa đấy nhé. Chú Cuội có thích ảo thuật không? Chú Cuội: Ảo Thuật? Ảo thuật gì thế chị Hằng ơi? Chú Cuội thích ảo thuật lắm! Chị Hằng: Vậy hôm nay, chị Hằng sẽ gửi tặng chú Cuội và các bạn nhỏ một màn biểu diễn xiếc ảo thuật nhé! Xin các bạn nhỏ và chú Cuội một tràng pháo tay nào! biểu diễn Ảo Thuật. |
Sự tích Trung thu | Chị Hằng: Cuội thích nhé, vừa xem ảo thuật xong đã được chiêm ngưỡng bao nhiêu là thứ, bao nhiêu cái khó tin. Chú Cuội: Thích quá chị Hằng ạ! Các bạn nhỏ đã đem lại cho bữa tiệc một không khí sôi động quá! Giá như mà ngày nào cũng là Tết Trung thu thì tốt biết mấy nhỉ? Chị Hằng: Cuội này thực là… Trung thu chỉ có mỗi năm một lần thôi! Đúng là Cuội lười, ngày nào cũng chỉ thích chơi, thích ăn thôi! Chú Cuội: Chị Hằng Nga ơi, nãy giờ vui quá em quên mất việc quan trọng này nè. Cuội đố chị Hằng Nga nhé, Tết Trung thu có từ bao giờ? Chị Hằng: Chị chịu thua, từ khi nào thế Cuội? Chú Cuội: Để em nói chị Hằng và các bạn nhỏ cùng biết nhé, Trung thu là ngày giữa mùa thu, là ngày trăng tròn nhất trong năm, đẹp nhất trong năm. Theo sách cổ truyền thì ngày tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh ở nước Trung Quốc bây giờ đó chị. Chị Hằng: À! Ra là vậy! Giờ chị mới biết đó. Cuội hôm nay siêu quá nhỉ? Chị không ngờ luôn nhé! Vậy bây giờ chúng mình cùng tham gia một trò chơi để tìm hiểu kĩ hơn về ngày Tết Trung thu để Cuội và các bạn thể hiện tài năng và sự hiểu biết của mình nhé?
TRÒ CHƠI 1: ĐỐ VUI (danh sách câu đố) TRÒ CHƠI 2: TIẾP SỨC Format trò chơi tiếp sức: - Chia làm 3-4 nhóm. Người thứ nhất đặt một quả bóng bàn lên thìa và ngậm đi đến đích và quay trở về. Khi người thứ nhất quay trở về, người thứ 2 và thứ 3 đặt bóng bay lên bụng, cùng di chuyển đến đích. Người 2 và 3 đến đích, chuyển bóng bay từ bụng sang lưng và trở về. Đội nào nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. TRÒ CHƠI 3: TẠO DÁNG (NGƯỜI LỚN) Lấy 5 cặp người chơi. Chuẩn bị cho mỗi cặp bị 10 miếng ghép, chia làm 5 màu. Các cặp sẽ tráo đổi nhau, dán lên người đối phương. Khi ghép cặp trở lại, miếng giấy đỏ từ người A sẽ phải gắn với bên người B. Ví dụ: Miếng giấy đỏ từ tay người A, phải đặt lên miếng giấy đỏ bên vai người B. Từng cặp sẽ biểu diễn những hình dáng độc đáo và chọn ra cặp thắng cuộc. Đem lại niềm vui và tiếng cười lớn nhất. TRÒ CHƠI 4: CƯỚP GHẾ (4 ghế cho 5 bé cùng chơi – có thể chơi làm 2-3 lượt để các bé đều được chơi) Các bé vừa hát vừa đi xung quanh dãy ghế. Khi nào MC kêu “CƯỚP GHẾ”, các bé sẽ nhảy vào chiếc ghế. Bé nào không tìm được ghế sẽ là bé thua cuộc. Phải hát một bài. Kết thúc chơi trò chơi. |
Chị Hằng: Cuội ơi Cuội à! Nếu chị Hằng đoán không nhầm thì bây giờ đang là giây phút mà Cuội mong chờ nhất… Cuội: Ý chị Hằng có phải là mình sắp được trao quà cho các em nhỏ, và phá cỗ! Đúng không??? Chị Hằng: Chuẩn không cần chỉnh! Chỉnh là mất chuẩn luôn! Có lẽ mỗi dịp Trung thu về, không chỉ các bé, các bạn nhỏ, mà bất cứ ai cũng đều trông ngóng đến giây phút được chiêm ngưỡng mâm ngũ quả, được phá cỗ trông ánh trăng rằm. Chú Cuội nhỉ? Cuội: Đúng rồi chị Hằng ơi! Thế còn các bạn nhỏ thì sao??? Các bạn có muốn được trông trăng, được tặng quà không nào??? (các em bé trả lời CÓ!) Chị Hằng: Và bây giờ, xin mời 20 bạn nhỏ lên sân khấu để chị Hằng và chú Cuội trao quà cho các bé nào! Trao 20 phần quà cho các bé. (nhạc nền – Chiếc đèn ông sao) Chị Hằng: Và sau đây, chị Hằng cùng chú Cuội xin mời toàn thể các gia đình và các bạn nhỏ, sẽ cùng rước đèn phá cỗ Trung thu nhé! Tắt đèn. Bật ánh sáng vàng. Các bé đi vòng tròn quanh mâm cỗ Trung thu. Nhạc mở lên những ca khúc về Trung thu. (nhạc nền – Rước đèn tháng 8) | |
Cuội: Thôi chết chị Hằng ơi ơi, muộn quá rồi này! Chị Hằng: Ôi, mải vui với các bạn nhỏ, với Trung thu hạ giới quá quên luôn cả thời gian! Chúng mình phải về Trời thôi, không thì sẽ bị Ngọc Hoàng trách phạt mất! Chúng mình phải chào tạm biệt các bạn nhỏ và các gia đình thôi! Chú Cuội và chị Hằng xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể các gia đình, chúc mọi người có một mùa Trung thu vui vẻ, hạnh phúc và ý nghĩa. Xin chân thành cảm ơn và xin hẹn gặp lại! Chị Hằng + Cuội: Chào tạm biệt mọi người!!!! |
2. Kịch bản Trung thu Cuội làm mất trâu
(Nguồn: MC Trường Giang)
Bạn đang xem bài viết Kịch bản Trung thu chú Cuội, chị Hằng hay và đặc sắc nhất tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].