Khác biệt lớn trong sản phẩm mới của Kangaroo là công nghệ điện phân nước RO, cho hàm lượng hydrogen cao và ổn định hơn.
Điện phân là công nghệ thường có trên những dòng máy điện giải nhập khẩu, giá thành có thể từ 50 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng. Nước sau điện phân thường có những tên gọi như: nước kiềm tính, nước alkaline, nước điện giải...
Một nghiên cứu của Khoa nghiên cứu Y học (Viện đào tạo sau Đại học Kyoto) năm 2009 đã chứng minh hydrogen có trong nước kiềm giúp làm chậm hơn quá trình lão hóa. Nguồn nước này có thể loại bỏ các tác nhân oxy hóa, trung hòa các gốc tự do, là thiết bị y tế gia đình được khuyến khích và sử dụng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước phát triển.
Ở các thiết bị này, nước phải có khoáng để đảm bảo hiệu suất điện phân, máy thường được trang bị màng lọc UF. Vì khả năng lọc hạn chế của UF, hiện nay đã xuất hiện các giải pháp kết hợp máy lọc RO tái khoáng với một bộ điện phân. Tuy nhiên, giá thành cho bộ thiết bị này vẫn ở mức cao, khá phức tạp nên ít tiếp cận được số đông người dùng Việt Nam.
Theo Kangaroo, sáng chế của hãng đã khắc phục được hai vấn đề trên. Bộ điện cực có các tấm điện cực đặt cách nhau vài trăm micromet, giúp hiệu suất điện phân tăng lên. Nước RO sau khi tái khoáng nhẹ sẽ được tiếp xúc bề mặt điện cực âm, trở thành các phân tử hydrogen dưới dạng hạt vi bọt khí, bao quanh bởi các phân tử hydrat. Từ đó cho phép các hạt hydrogen tồn tại trong nước lâu hơn, nước có tính kháng oxy hóa mạnh với ORP đạt giá trị -600mV và hydrogen từ 1.000-1.200 ppb.
Dưới tác động của cường độ điện trường cao trên bề mặt, cụm phân tử nước được chia nhỏ hơn giúp dễ hấp thụ hơn so với cụm phân tử nước thông thường.
Theo Kangaroo, nước được xử lý bằng công nghệ lọc RO nên có thể kiểm soát được chất lượng nước sau điện phân. Bên cạnh đó, điện cực bền hơn gấp 4 lần so với các điện cực thông thường do việc không bị bám cặn, rửa điện cực gây ảnh hưởng.
"Với công nghệ mới này, máy lọc nước hydrogen ion kiềm sẽ dần thay thế các thiết bị lọc cơ như hiện nay. Nước không chỉ sạch hơn mà còn được tăng tính hoạt hóa, giúp chăm sóc cơ thể tốt hơn", ông Lại Trung Tùng, Viện trưởng nghiên cứu và ứng dụng Kangaroo nói.
Với các nhà khoa học, loại nước có hoạt tính mạnh, có tính khử được coi là "nước sống", phương pháp tạo ra loại nước này là sử dụng năng lượng điện để điện phân nước.
Bên cạnh công nghệ hứa hẹn tạo đột phá trong ngành máy lọc nước, dòng sản phẩm mới của Kangaroo được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, tích hợp hệ thống giám sát ứng dụng IoT. Toàn bộ thông tin về máy như thời gian hoạt động, chất lượng nước đầu vào, thời gian và tuổi thọ lõi đều được lưu trữ và thông báo đến người dùng trên ứng dụng KangarooHome.
Với ứng dụng này, người dùng có thể kiểm soát và nhận biết chất lượng nước tại gia đình, tình trạng thiết bị hoạt động và phát hiện các vấn đề như rò gỉ nước, thời gian thay lõi... Vòi nước trên phiên bản máy này loại cảm ứng, lấy và ngắt nước tự động.
Với hai sản phẩm máy dáng đứng, Kangaroo cho biết thiết kế mới nhỏ gọn hơn 50% so với trước đây. Thiết kế máy được hãng nghiên cứu nhằm phù hợp với các gia đình hiện đại. Toàn bộ các mẫu máy mới sử dụng lõi đúc thay cho cốc lọc nhằm đảm bảo sạch khuẩn, hạn chế tối đa hiện tượng rò gỉ nước, dễ dàng thay thế với thao tác đơn giản.
Ba sản phẩm máy lọc nước mới Kangaroo KG100ES (slim), KG100EO (Oval) và KG100MED Desktop có giá bán lần lượt 11,9 triệu đồng, 12,9 triệu đồng và 13,59 triệu đồng.
Năm 2018, thiết bị tạo nước Hydrogen của Kangaroo được cấp bản quyền sáng chế. Hãng này được công nhận là một trong số ít các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Theo nhiều chuyên gia, bước chuyển mình này cũng khẳng định tầm nhìn chiến lược, đầu tư vào khoa học, nghiên cứu và ứng dụng của Kangaroo và tuyên ngôn "chỉ kinh doanh những sản phẩm vì sức khỏe" của doanh nghiệp.
Yến AnhBạn đang xem bài viết Kangaroo độc quyền sáng chế tạo nguồn nước hydrogen ion kiềm tại chuyên mục Tiêu dùng Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].