Hơn 1 giờ vật lộn lấy mảnh kim khâu lẩn sâu trong cơ thể bé 11 tuổi

Bé Đ.V. H. (11 tuổi) bị kim đâm vào cổ tay phải, gia đình đã rút được một phần kim ra nhưng vẫn còn một mảnh kim dài 2,5mm chạy sâu vào cơ thể, lẩn vào cân cơ rất khó lấy ra.

Các bác sĩ Khoa Ngoại & Chuyên khoa, Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng trẻ bị kim đâm vào cổ tay phải từ 1 ngày trước, đã rút được một phần kim ra.

Đến nay tay trẻ xuất hiện sưng, đau, giảm vận động cổ tay phải, được gia đình cho nhập viện kiểm tra.

Kết quả khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh cho thấy: Hình ảnh dị vật cản quang (kim loại) ở đầu dưới xương trụ, kích thước ~ 2,5mm, vị trí cổ tay phải.

Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị dị vật kim loại cổ tay phải và Chỉ định mổ cấp cứu lấy dị vật kim loại cho trẻ.

  Bác sĩ mổ cấp cứu lấy kim khâu trong người cho bệnh nhi

Bác sĩ mổ cấp cứu lấy kim khâu trong người cho bệnh nhi

Tại Phòng mổ, dưới màn hình hệ thống DSA kíp phẫu thuật tiến hành kiểm tra vùng cổ tay phải vị trí đường vào của dị vật vùng bàn tay phải, phát hiện thấy có vị vật kim loại là cán kim khâu dài 2,5mm tại vị trí cổ tay phải của trẻ.

Các bác sĩ tiến hành gắp dị vật là phần còn lại của kim khâu dài 2,5mm và cắt lọc vùng viêm quanh dị vật cho trẻ.

Ca phẫu thuật diễn ra hơn một giờ đồng hồ và hiện tại sức khỏe của bé ổn định, đang được chăm sóc và theo dõi đặc biệt tại Khoa Ngoại & Chuyên khoa bệnh viện.

Bác sĩ Trịnh Trương Tuyên, người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật cho biết: Quá trình phẫu thuật gặp rất nhiều khó khăn bởi dị vật kim loại kích thước nhỏ, lẩn vào cân cơ, không cố định một chỗ, rất khó lấy nếu không có hệ thống DSA hỗ trợ.

Các bác sĩ khuyến cáo, kim khâu là vật nhọn và nhỏ nên có thể nhẹ nhàng xuyên qua da vào cơ thể mà không gây đau đớn nhiều.

Khi vào trong cơ thể, tùy theo sự vận động của người bệnh, kim có thể di chuyển tới nhiều cơ quan khác nhau, gây nguy hiểm cho tính mạng và khiến việc phẫu thuật lấy kim trở nên rất khó khăn.

Thực tế đã có những ca bệnh bị kim khâu lọt vào cơ thể đầy tình cờ và người bệnh chỉ phát hiện khi chiếc kim di chuyển, gây ra triệu chứng.

Để phòng ngừa nguy cơ này, người lớn khi lấy kim khâu xong cần cất vào nơi an toàn. Nhất là thói quen của nhiều người đang khâu lại cắm kim vào gối, đệm là rất nguy hiểm nếu sau đó quên không cất kỹ.

Trường hợp biết mình đánh rơi kim cha mẹ cần tìm kiếm kỹ càng, không để kim bị rơi nằm lại trên sàn nhà, gây nguy hiểm cho các bé, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi kim có thể đâm vào cơ thể, nhẹ nhàng xuyên qua da, gây nguy hiểm cho tính mạng.

L.Minh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính