Đa phần các gia đình đều dùng chai dầu ăn to cho tiết kiệm về mặt kinh tế, và một chai đựng, chiết dầu ăn nhỏ để tiện sử dụng hàng ngày, cũng như giúp lượng dầu ăn lớn hạn chế bị tiếp xúc không khí mỗi ngày.
Tưởng rằng đây là thói quen tốt, ai ngờ nếu không sử dụng đúng cách lại thành lợi bất cập hại, chai đựng dầu ăn sẽ thành "bậc thầy" gây ung thư cho gia đình.
Thông thường thói quen của các nhà đều là khi thấy dầu ăn trong chai đựng hết, hoặc sắp hết, sẽ tiếp tục đổ nối dầu ăn từ chai to vào mà không hề rửa chai đựng. Đây là chính là nguồn gốc của mọi mối nguy hại tới sức khỏe.
Chai dầu ăn không được rửa sạch có thể dẫn đến ung thư dạ dày
Một nhóm nghiên cứu tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã dùng giấy thử tiến hành so sánh tình trạng dầu ăn mới mở ra và dầu ăn đã để lâu trong chai, hoặc dầu ăn còn sót lại trong chai.
Kết quả cho thấy, dầu ăn mới mở ra cho màu nhạt, trong khi giấy thử với dầu đã để lâu hoặc còn sót lại trong chai đựng sẽ bị đổi màu rõ rệt.
Điều này chỉ ra rằng, dầu để lâu và dầu còn lại trong chai đã bị oxi hóa nhiều hơn và ôi hơn dầu mới.
Nếu vẫn với thói quen không rửa chai đựng, mà đổ nối dầu ăn mới vào dầu ăn cũ còn lại trong chai, thì không khác nào chúng ta làm "ô nhiễm" dầu mới, mang về đầy nguy hiểm cho sức khỏe cả gia đình.
Vậy đâu là cách giúp hạn chế nguy hại từ việc này?
Giải pháp
1. Lựa chọn bình đựng thủy tinh
Thường có 2 loại chai đựng dầu ăn: chai nhựa và thủy tinh. Tốt nhất hãy sử dụng đồ bằng thủy tinh hoặc gốm vì chúng tương đối ổn định.
Ở vỏ chai nhựa, chất dẻo có thể được hòa tan trong dầu ăn, đặc biệt trong môi trường nhiệt độ cao, độc tính của chất hóa dẻo xuất hiện, thậm chí gây ung thư.
Không được dùng chai kim loại, vì các ion kim loại sẽ đẩy nhanh quá trình oxi hóa và độ ôi của dầu.
2. Không đặt phía gần bếp
Để thuận lợi cho việc sử dụng dầu, nhiều hộ gia đình trực tiếp đặt chai dầu bên cạnh bếp.
Tuy nhiên, trong môi trường nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy của các loại dầu ăn được tăng tốc, và nhiều epoxy propionaldehyde sẽ được sản xuất.
Nói chung, nhiệt độ cứ tăng 10 độ C, độ ôi của dầu sẽ tăng gấp đôi. Do đó, rất nguy hiểm khi đặt chai dầu bên cạnh bếp trong lúa nấu ăn, và khả năng bị ôi của dầu sẽ tăng tuyến tính.
3. Rửa 1 tháng 1 lần
Cần đảm bảo chai đựng dầu được rửa sạch ít nhất 1 tháng/lần.
Tốt nhất mỗi lần dùng đừng chiết sang quá nhiều, lượng dầu chỉ nên đủ để nấu ăn trong một tuần. Có thể làm sạch chai đựng bằng nước gạo, giấm trắng, vỏ trứng.
Cách làm:
Đầu tiên, đổ nước gạo vào chai dầu, đậy nắp và lắc mạnh vào lúc này, phần lớn dầu mỡ đã tách ra.
Sau khi đổ nước gạo, có thể cho đầy vỏ trứng và giấm trắng và lắc vài lần.Sau hai quá trình loại bỏ dầu, dầu trong chai sẽ hết hoàn toàn, sau đó rửa sạch bằng nước.
Nếu có baking soda (bột nở) ở nhà, bạn cũng có thể dùng để làm sạch chai
Các vết bẩn dầu còn lại trở nên có tính axit, vì vậy bạn có thể hòa tan nó với các chất kiềm. Đổ baking soda vào chai dầu cùng với nước ấm Sau khi ngâm trong vài phút, dầu sẽ bắt đầu trượt xuống từ từ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các chai chứa dầu phải được sấy hoặc lau, phơ thật khô sau khi làm sạch, bởi vì một khi có độ ẩm, nó sẽ đẩy nhanh quá trình oxi hóa và độ ôi của dầu.
Bạn đang xem bài viết Hiểm họa từ chai đựng dầu ăn do thói quen nhiều nhà mắc phải, như rước ung thư vào người tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].