Các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan ở Sydney, Australia, đã khám phá ra các loại “cơ quan vi sinh” trong cơ thể giúp con người có thể chống lại bệnh tật.
Đó là các dải tế bào có cấu trúc mỏng và phẳng, xuất hiện trên các hạch bạch huyết, giúp làm tăng tốc độ phản ứng với nhiễm trùng.
Các dải tế bào được đặt tên là SPF có chứa các thông tin “ghi nhớ” về miễn dịch, tự biến thành tế bào bạch cầu và tấn công chống lại tình trạng nhiễm trùng. Vì đặc điểm này SPF được ví như một “thư viện thông tin về miễn dịch” hoặc “trụ sở” của bộ máy miễn dịch.
Điều khiến SPF bí ẩn lâu nay là do thời gian xuất hiện trong cơ thể người của chúng rất ngắn, chỉ khi cơ thể mắc bệnh, sau đó chúng biến mất cho đến khi cơ thể mắc bệnh lần sau mới xuất hiện.
Thú vị hơn, từ việc phát hiện cơ chế hoạt động của SPF, các nhà khoa học có thể phát triển các vắc-xin hữu hiệu hơn. Có thể thấy vắc-xin chính là chất xúc tác để các “tế bào bộ nhớ” xuất hiện nhiều hơn, hoạt động hiệu quả hơn trong các SPF này.
Các vắc-xin trong tương lai có thể tập trung vào cách làm thế nào để các SPF biến thành đúng loại tế bào bạch cầu cần thiết để chống lại các bệnh cụ thể.
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Hệ miễn dịch cơ thể người có khả năng ghi nhớ và chống lại bệnh như thế nào? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].