Hàng chục trẻ đuối nước nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch

Thời tiết khắc nghiệt, nhiều trẻ em phải nhập viện điều trị vì các bệnh lý theo mùa, bệnh đường hô hấp, đuối nước, tai nạn sinh hoạt… Trong đó có hàng chục trẻ đuối nước nhập viện tại bệnh viện Nhi Trung ương.

TS.BS Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Nhi Trung ương) “Từ tháng 5, chúng tôi phải điều trị cho hơn chục bệnh nhi đuối nước. Điều đáng nói, hiện đang là thời điểm nắng nóng, chỉ riêng trong 1 tuần trở lại đây đã có 4 cháu đuối nước phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

Những trường hợp trẻ đuối nước chuyển đến khoa Hồi sức tích cực phải thở máy đều là những ca nặng, may mắn là 4 ca trong tuần vừa rồi đều được cứu sống, trong đó có ca được rút ống thở”.

Một em nhỏ phải nhập viện do đuối nước

Một em nhỏ phải nhập viện do đuối nước

TS. Tạ Anh Tuấn cho biết thêm, mùa hè là mùa các bệnh nhiễm trùng, mắc viêm hô hấp, rối loạn tiêu hóa, sốt, nhiễm khuẩn liên quan vi khuẩn gram dương, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu tăng hơn. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng, các bệnh này càng có cơ hội phát triển.

Mùa hè nóng nực, các bé hiếu động hay chạy nhảy nên ra mồ hôi nhiều. Do đó, nếu bé không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn sẽ phát triển rất nhạnh. Thông qua những tổn thương như vết xước trên da, nếu không vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn xâm nhập vào máu, dễ gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, viêm tấy mô mềm lan tỏa.

“Trong thời điểm nắng nóng đỉnh điểm, các bậc phụ huynh cần để con trẻ ở trong khu thoáng mát, mặc quần áo thoáng mát; phụ huynh cần vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, cung cấp đủ dịch bằng các loại nước cho trẻ nếu không trẻ dễ bị mất nước, dễ bị sốc nhiệt khi ra ngoài trời; điều hòa chỉ nên để ở mức 27-28 độ, tránh sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cho bé khi ra ngoài”, bác sĩ Tuấn chia sẻ.

(Ảnh có tính chất minh họa)

(Ảnh có tính chất minh họa)

TS.BS Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết thêm: “Từ đầu mùa đến giờ có khoảng 37 ca, so với mọi năm thì số lượng không tăng nhưng lứa tuổi mắc lại cao hơn. Trong khoa có khoảng gần chục ca viêm não Nhật Bản, hầu hết là những ca nặng. Cháu lớn nhất khoảng 15- 16 tuổi, còn lại đa số là 10- 12 tuổi”.

Qua khai thác tiền sử, các gia đình cho biết quên cho con đi tiêm chủng nhắc lại, chỉ chú ý tiêm phòng cho con trong giai đoạn một tuổi. Đây là lý do làm cho trẻ dễ mắc bệnh.

H.N

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính