Báo Điện tử Gia đình Mới

Hải sản khô ướp bằng thuốc diệt kiến, thuốc tẩy giun lợn khiến ruồi, kiến cũng phải tránh xa

Với mong muốn sản phẩm không bị mối mọt, côn trùng đậu, màu sắc bắt mắt dễ bán, nhiều cơ sở sản xuất cá khô sử dụng thuốc tẩy giun để ướp cá. Bài toán lợi nhuận, sự thiếu hiểu biết của nhiều tiểu thương đang vô tình đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cá khô là món ăn quen thuộc, phổ biến của người Việt

Cá khô là món ăn quen thuộc, phổ biến của người Việt

Hải sản khô (cá khô, mực khô…) vốn là món ăn ưa thích của nhiều người và thường xuất hiện trên bàn ăn của các gia đình Việt.  

Và với mùi vị đặc trưng, hải sản khô cũng là món ăn khoái khẩu, thu hút côn trùng, đặc biệt là ruồi, kiến...

Tuy nhiên, thời gian qua qua tìm hiểu được biết những sạp hàng khô tại các khu vực chợ đầu mối lại các loại côn trùng này bỗng nhiên... vắng bóng.

Nguyên nhân vừa được cơ quan quản lý thị trường phát hiện, chính là do nhiều tiểu thương sử dụng thuốc diệt kiến để tẩm ướp, bảo quản cá khô khỏi mối mọt, kiến đục.

Chưa dừng lại, vừa qua tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ngành chức năng địa phương lại tiếp tục phát hiện ra cơ sở sản xuất sử dụng thuốc tẩy giun cho lợn để ngâm tẩm vào cá.

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hải sản khô được ngâm tẩm thuốc tẩy giun rất nguy hại

Tuy nhiên, nhiều sản phẩm hải sản khô được ngâm tẩm thuốc tẩy giun rất nguy hại

Điều đáng nói, chính những chủ cơ sở vẫn vô tư ngụy biện với cơ quan chức năng bằng dẫn chứng ‘lợn cũng ăn được và vẫn béo phây phây’.

Trao đổi với PV Gia Đình Mới,  PGS. TS BS Hồ Bá Do, trong thành phần thuốc tẩy giun cho lợn chủ yếu là chất Levamisol và loại chất này được khuyến cáo không sử dụng cho người vì có thể gây tai biến trầm trọng.

Chính vì vậy, sử dụng một loại thuốc dành cho thú y tẩm trong thức ăn của con người là việc không tốt. Chưa kể tới, khi chúng ta tẩy giun cũng cần có liệu lượng.

Vì vậy, khi người sản xuất ngâm tẩm bừa bãi dễ gây ra quá liều và nếu ăn vượt quá lượng cho phép, người dùng dễ gặp tình trạng ngộ độc thuốc giun, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, mất trí nhớ, co giật, rối loạn ngôn ngữ.

Đặc biệt, nó có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng sau nhiều năm. 

 Cách nhận biết hải sản khô tẩm hóa chất:

- Khu vực bày bán không có sự xuất hiện của côn trùng ngay cả khi sản phẩm không được đóng gói trong bao bì.

- Hải sản khô nhanh bị hư hỏng: Khi bày bán, để tránh bị hư hỏng, người bán thường ngâm, tẩm hóa chất liên tục nên khi mua về để điều kiện thường, đồ khô nhanh chóng hư hỏng: ẩm mốc, đổ nhớt...

- Nên mua đồ khô được bảo quản trong môi trường lạnh sẽ an toàn hơn ở điều kiện thường.

Hồng Ngọc/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO