Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến ngày 28/2, dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xảy ra tại 96 hộ, 33 thôn, 20 xã, 13 huyện của 6 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam.
ASF đã xuất hiện trên cả lợn rừng (tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng, Nà Nam).
Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là gần 2.350 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn trên 172,5 tấn) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Tại Hà Nội, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại 1 gia đình nuôi lợn rừng ở khu Đầm Lấm (huyện Long Biên).
Một trong những nguyên nhân khiến dịch lây lan là việc sáp nhập cơ quan thú y cấp huyện thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập.
Trong đó, các cơ sở không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không xử lý các trường hợp vi phạm...
Trong khi đó, chính sách hỗ trợ tiêu hủy đang ở mức 27.000 - 38.000 đồng/kg, nhưng thủ tuc hành chính lại rất phức tạp khiến người chăn nuôi chậm nhận được tiền, dẫn đến người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh.
Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm phòng là chính.
Bảo AnBạn đang xem bài viết Hà Nội đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi cùng với 5 tỉnh, thành phố khác tại chuyên mục Tiêu dùng thông minh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].