Góp một tiếng nói về đổi mới giáo dục

Theo các chuyên gia giáo dục, đổi mới trong giáo dục không phải là lựa chọn mà là yêu cầu tất yếu để có thể “vẽ được tương lai”. Với mong muốn đưa ra những cách làm để đổi mới giáo dục, Trường Liên cấp Maya School tổ chức chuỗi sự kiện “Góp một tiếng nói về đổi mới giáo dục” trong thời gian từ ngày 26/10 – 10/11/2024 tại Cộng Xưởng - Lễ hội Sáng tạo Liên ngành 2024.

Đổi mới giáo dục là yêu cầu tất yếu

Tọa đàm “Đổi mới giáo dục trong thời đại số - Tương lai trẻ em trong thế giới toàn cầu” là một trong những hoạt động nổi bật của chuỗi sự kiện mà Mays School tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo một số trường học trên địa bàn Hà Nội.

Các chuyên gia tham gia tọa đàm đều đồng tình, thời đại số nói chung và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) đang  tạo ra ra cả cơ hội và thách thức trong cuộc sống nói chung và giáo dục nói riêng. Về cơ hội, giáo dục là đối tượng thụ hưởng thành quả của AI. AI giúp tự động hóa các hoạt động giáo dục, giúp giảm tải cho giáo viên trong hoạt động giảng dạy; Giúp cá nhân hóa lộ trình học tập; AI tạo ra trải nghiệm học hiện đại với tương tác đa chiều…

Tuy nhiên, thách thức từ AI cũng không hề nhỏ khi nguy cơ làm giả dữ liệu từ AI. Chuyên gia nhận định, AI có thể là những dòng nước độc, xây dựng nền tảng thông tin sai lệch mà khoảng 10 năm nữa, thế hệ tiếp theo sẽ có nguy cơ hứng chịu hậu quả từ những thông tin sai lệch này.

Cả cơ hội và thách thức do AI mang lại, đòi hỏi giáo dục bắt buộc phải đổi mới từ chương trình, tài liệu, phương pháp giảng dạy… Trường đại học sẽ phải thay đổi cách thức đào tào tạo giáo viên để làm chủ AI.

Thầy Nguyễn Sĩ Thư - HĐQT Công ty Giáo dục Grit, Founder Alpha School cho rằng đổi mới giáo dục để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Thầy Nguyễn Sĩ Thư - HĐQT Công ty Giáo dục Grit, Founder Alpha School cho rằng đổi mới giáo dục để đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Bên cạnh đó, thầy Nguyễn Sĩ Thư - HĐQT Công ty Giáo dục Grit, Founder Alpha School cho rằng, đổi mới giáo dục là tất yếu bởi việc hoạch định chiến lược phát triển con người dẫn tới chiến lược phát triển giáo dục. Từ chiến lược giáo dục đưa ra yêu cầu nội dung của chương trình giáo dục phổ thông phải thay đổi như thế nào là có sự logic với nhau từ trên xuống dưới ở trong chiến lược chung đó.

“Việt Nam đang đứng trước cơ hội, vận hội mới, quy mô nền kinh tế năm 2025 dự kiến khoảng 500 tỷ USD. Điều đó nói lên rằng chúng ta có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, dẫn tới nền giáo dục của Việt Nam phải cung cấp nguồn nhân lực ra sao để đáp ứng được sự phát triển của đất nước.

Ví dụ như ngành bán dẫn đang là mong muốn của nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu đưa đất nước trở thành một trung tâm công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu. Đây là ngành đòi hỏi chất lượng nhân lực cao, đặt ra câu hỏi trường Đại học nào phải đào tạo ngành đó và đào tạo như thế nào để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Không chỉ bậc Đại học, giáo dục phổ thông cũng sẽ phải thay đổi. Các môn học STEM, STEAM, công nghệ, Robotics được đưa vào từ trường học phổ thông để nuôi dưỡng niềm đam mê với khoa học công nghệ, tạo bước đà cho việc học và nghiên cứu về ngành công nghệ bán dẫn, AI, điện toán đám mây”.

Giáo dục Việt Nam đang có những đổi mới tích cực

Thông tin về đổi mới giáo dục, cô giáo Nguyễn Thị Thủy – Hiệu trưởng Maya School chia sẻ, Giáo dục Việt Nam đã và đang có rất nhiều bước chuyển biến mới. Đó là đổi mới chương trình, tài liệu giảng dạy, trong các nhà trường có nhiều bộ sách giáo khoa, nhiều tài liệu tham khảo khác nhau.

Phương pháp dạy học cũng đã có những đổi mới khi nhà trường trang bị nhiều thiết bị, phương tiện dạy học, thầy cô giáo sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau như dạy học đảo ngược, dạy học dự án, dạy học từ phía sau, người học tự làm chủ việc học của mình. Việc đổi mới cũng thể hiện ở việc kiểm tra, đánh giá, dịch chuyển từ yêu cầu, kỹ năng của người học sang đánh giá về năng lực, chân dung người học không qua một bài kiểm tra mà trong tiến trình của người học.

Hiệu trưởng Maya School đánh giá, sự đổi mới căn bản, toàn diện này là tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI.

Cô Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng Maya School nhấn mạnh những sự đổi mới tích cực trong giáo dục Việt Nam.

Cô Nguyễn Thị Thủy - Hiệu trưởng Maya School nhấn mạnh những sự đổi mới tích cực trong giáo dục Việt Nam.

Thầy Nguyễn Sĩ Thư cho biết, học online đang dần chứng minh là một công cụ không thể thiếu trong thời đại số. Covid-19 tạo ra cú "huých" để ngành Giáo dục Việt Nam dạy học trực tuyến và dần nhận thấy điểm ưu việt của phương pháp này, đây chính là cơ hội để chuyển đổi số mạnh mẽ trong giáo dục, mà ở đó nhiều giải pháp công nghệ thông minh sẽ giúp xóa bỏ những thực trạng đang gặp phải.

“Hàng chục năm phát triển của E-learning không bằng một cú “huých” của Covid-19. Thời điểm đó, để triển khai dạy online hiệu quả, có lúc 200 thầy cô giáo của trường Alpha School đã phải ngồi lại để làm giáo án, tập cách dạy online để làm sao đưa trường học về nhà cho đứa trẻ, tạo hứng thú để học sinh cuốn vào việc học dù không trực tiếp đến trường” – Thầy Thư chia sẻ.

Các chuyên gia tại buổi tọa đàm cũng ghi nhận, quan niệm dạy học truyền thống đã thay đổi. Thầy cô không đơn giản là người truyền thụ kiến thức, học sinh thụ động nghe giảng hay đổi mà thầy cô là người dẫn dắt và truyền cảm hứng, học sinh chủ động tham gia tìm tòi, khám phá và kiến tạo kiến thức. Một số phương pháp điển hình như dạy học đảo ngược, dạy học dự án, dạy học từ phía sau… đang được nhiều trường học tiên tiến tại Hà Nội và ở nhiều tỉnh thành áp dụng và đã ghi nhận những kết quả tích cực.

Những “tiếng nói” tích cực trên hành trình đổi mới giáo dục

Tại tọa đàm, nhiều “tiếng nói” rất có giá trị từ các chuyên gia, lãnh đạo một số cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT đã đóng góp vào hành trình đổi mới giáo dục của Việt Nam.

Đến từ Trường Mầm non Pinky Cheek Kids, Giám đốc điều hành Trần Thị Hải Yến cho rằng đổi mới giáo dục trong hệ thống mầm non nên bắt đầu từ việc giáo dục giá trị cho trẻ. “Unesco hay các tổ chức giáo dục đều tin rằng mỗi con người khi sinh ra đều mang giá trị như nỗ lực, bền bỉ, chăm chỉ, nhanh nhẹn, sạch sẽ... Trong giai đoạn đầu đời của trẻ, từ 0 – 6 tuổi nên khơi gợi và gọi tên những giá trị đó ở mỗi đứa trẻ để chúng tự tin và phát triển với những điều mình có”.

Do vậy, ở Pinky Cheek Kids, đổi mới giáo dục đi từ đổi mới thầy cô, đổi mới cha mẹ, rồi mới đến đổi mới môi trường lớp học để các con lớn lên tự tin giá trị của bản thân chứ không phải đổi mới bằng lời.

Học qua dự án ở Maya School đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu.

Học qua dự án ở Maya School đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu.

Với Maya School, đổi mới giáo dục được thực hiện rõ nét với phương pháp dạy và học thông qua dự án. Thông qua các dự án học tập thực tế hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, học sinh THCS Maya được trau dồi toàn diện các kỹ năng quan trọng và phát triển ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với các vấn đề toàn cầu. Đây là một trong những cách làm của Maya để hiện thực hoá triết lý "Giáo dục không phải để chuẩn bị cho cấp học tiếp theo, mà để chuẩn bị cho đời sống thực tế khi trưởng thành" - bằng cách nâng đỡ sự phát triển mạnh mẽ theo thiên hướng cá nhân của trẻ, cho sự phát triển vẹn toàn, giúp trẻ trở thành công dân toàn cầu, có năng lực và giá trị, sẵn sàng góp phần tích cực cho sự phát triển bền vững của thế giới".

Hiệu trưởng Maya School Nguyễn Thị Thủy cho biết, mỗi năm học, tất cả học sinh đều tham gia hoặc khởi xướng, vận hành 1-2 dự án thực tế, bao gồm dự án cộng đồng và dự án kinh tế. Đây là cơ hội để học sinh phát triển và bồi dưỡng các kỹ năng quan trọng cho cuộc sống và công việc khi trưởng thành.

Theo đó, đầu mỗi năm học, học sinh được tự do lựa chọn tham gia vào một Xưởng thực hành, đại diện cho các ngành kinh tế chính như Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương Mại hay Dịch vụ,… và dành một năm học để nghiên cứu và giải quyết một vấn đề thực tiễn.

Đối với học sinh từ cấp THCS, các em được khởi xướng và vận hành các dự án cộng đồng và dự án kinh tế. Xuyên suốt quá trình đó, chương trình tạo điều kiện và thúc đẩy các em chủ động tư duy, thiết lập mục tiêu, lên kế hoạch và tự vận hành dự án. Thông qua đó, học sinh phát triển mạnh mẽ 16 kỹ năng mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra là quan trọng cho sự thành công của các em trong thế giới việc làm thế kỷ 21, như tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, cộng tác, sáng kiến, thích ứng, kiến thức tài chính, kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông,…

“Học qua dự án ở Maya School đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành các công dân toàn cầu có năng lực và trách nhiệm trong thế kỷ 21, giúp các em học sinh không chỉ thành công trong học tập mà còn sẵn sàng để thành công trong đời sống thực tế khi trưởng thành, nhất là trong bối cảnh của một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng với rất nhiều thách thức” – Hiệu trưởng trường Phổ thông Liên cấp Song ngữ Maya chia sẻ.

Nhiều workshop do học sinh Maya School điều phối được thực hiện tại chuỗi sự kiện.

Nhiều workshop do học sinh Maya School điều phối được thực hiện tại chuỗi sự kiện.

Trong chuỗi sự kiện “Góp một tiếng nói về đổi mới giáo dục”, thầy cô và học sinh Maya School tổ chức các workshop và lớp học thực tế do học sinh điều phối: Workshop Cộng đồng và demo các buổi học Dự án Cộng đồng thực tế như: Workshop "Làm đồ vải với kỹ thuật làm gối mặt huyệt của người Mường" do học sinh tại Xưởng Thủ công Mỡ điều phối - một hoạt động thuộc Dự án cộng đồng "Đồng hành cùng người Mường tại Thạch Thất giữ gìn và phát huy kỹ thuật thủ công truyền thống; Dự án nâng đỡ sức khỏe cho bệnh nhân Nhi khoa ở bệnh viện Bạch Mai thông qua nghệ thuật; Workshop Làm đồ nội thất Decor trong gia đình từ gỗ tái chế…

“Chúng tôi muốn qua những workshop và các lớp học thực tế được diễn ra trong chuỗi sự kiện, sẽ giới thiệu chi tiết và đầy đủ nhất tới phụ huynh, tới mọi người về các phương pháp dạy và học mới ở Maya School, mang đến cái nhìn rõ nét về cách các em áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các dự án xã hội và môi trường thực tế, góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục của nước nhà” – Hiệu trưởng Maya School Nguyễn Thị Thủy chia sẻ.

Trong thời gian từ ngày 26/10 - 10/11, chuỗi sự kiện "Góp một tiếng nói vào đổi mới giáo dục" có rất nhiều sự kiện đặc sắc:

Hội thảo về phương pháp Học theo dự án; Các workshop và lớp học thực tế do học sinh điều phối: Workshop Cộng đồng và demo các buổi học Dự án Cộng đồng thực tế, mang đến cái nhìn rõ nét về cách các em áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các dự án xã hội và môi trường thực tế; Các buổi tọa đàm cùng REO vang Gieo về Quyền trẻ em; Chương trình trình diễn TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ÂM NHẠC: Vẻ đẹp, triết lý của Âm Nhạc trong đời sống văn hóa tín ngưỡng tộc người do Mạng lưới Tiên Phong Việt Nam chủ trì...

V.Linh

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính