Trên thế gian này, nghề khó nhất chính là nghề làm cha mẹ!
Một đứa trẻ lớn lên thành công cần nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là môi trường sinh sống và trình độ giáo dục của các bậc cha mẹ.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khó khăn trong việc xác định cách dạy con như thế nào mới là hoàn hảo nhất, bởi họ không thể theo dõi quá trình sinh sống của các hộ gia đình.
Tuy nhiên, sau một quá trình nghiên cứu, họ tìm ra được, những gia đình có đứa trẻ thất bại đều có chung 9 điểm dưới đây!
Quá bao bọc con, không khuyến khích con độc lập
Một nghiên cứu năm 1997 tại đại học Vanderbilt chỉ ra những bậc cha mẹ thường kiểm soát con mình về mặt tâm lý, điều đó sẽ dẫn đến trẻ bị gò bó, rụt rè, ỷ lại.
Một đứa trẻ chỉ có thể phát triển tốt nhất nếu chúng học được cách độc lập. Ngay từ khi con nhỏ, chúng nên học được cách tự chủ cuộc sống của mình, việc gì tự làm được thì khuyến khích trẻ làm, không nên bao bọc thái quá.
Trong giai đoạn dậy thì, tính độc lập có thể giúp nâng cao khả năng giải quyết mâu thuẫn cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội.
Đống thời, trẻ càng độc lập thì càng có khả năng chịu đựng áp lực cao.
Suốt ngày mắng nhiếc con cái
Nghiên cứu được thực hiện năm 2013 tại Đại học Pittsburgh chỉ ra rằng cha mẹ dạy con bằng cách mắng chửi, quát nạt, thóa mạ trẻ sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng trầm trọng về nhân cách.
Thói quen xấu này khiến trẻ rơi vào trầm cảm, tinh thần bị ảnh hưởng không kém gì dạy bảo bằng roi vọt.
Tất nhiên, trong suốt hành trình bé lớn lên, sẽ rất khó tránh đến mức tuyệt đối cha mẹ đúng roi vọt, thế nhưng cần biết điểm dừng, không nên hơi chút là động chân tay. Cha mẹ càng bạo lực, trẻ càng có xu hướng học theo và trở nên lì lợm.
Kiểm soát con quá chặt
Một công bố đăng trên Tạp chí nghiên cứu gia đình và trẻ em cho thấy, những đứa trẻ bị cha mẹ quản thúc càng chặt có xu hướng rơi vào tình trạng suy sụp tinh thần cao hơn, dễ bất mãn với cuộc sống hơn.
Những đứa trẻ bị kiểm soát chặt chẽ rất khó trưởng thành, chúng có xu hướng ngại thay đổi, rụt rè và thường tiêu khiển bản thân bằng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, chúng lại rất dễ bị lợi dụng, sa ngã vì không có nhiều kiến thức hay kỹ năng sống.
Không quan tâm giờ giấc ngủ nghỉ của con cái
Các nhà khoa học Anh đã chỉ ra mối liên hệ giữa giờ đi ngủ không cố định với kết quả học hành sa sút. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, giờ giấc ngủ nghỉ không cố định chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiếu động, phá phách, bất ổn.
Thói quen này còn có thể gây ảnh hưởng xấu tới não bộ cũng như sự phát triển thể chất của trẻ.
Để con xem TV quá nhiều
Người Việt Nam thường sử dụng TV để dọa nạt con cái, nếu một đứa trẻ không chịu nghe lời, đồng nghĩa với thời gian xem TV sẽ bị cắt giảm. Đây là một phương pháp dạy con sai lầm.
Cho trẻ xem TV quá nhiều sẽ dẫn tới trẻ dễ sinh tự kỷ, thụ động, tính cách hung hăng, thích bắt nạt bạn bè.
Xem TV thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng tập trung, tính toán cũng như đọc hiểu.
Bảo thủ, độc đoán với con
Nhà tâm lý học phát triển Diana Baumride đã phát hiện ra 3 kiểu giáo dục con cái cơ bản của các bậc cha mẹ đó là dễ dãi, độc đoán và nghiêm khắc.
Thực tế trong cuộc sống thường ngày, các bậc cha mẹ bảo thủ sẽ nói như kiểu, “Con phải đạt điểm A ngay lập tức vì bố/mẹ yêu cầu con thế”. Đó quá thật là một nguyên tắc hà khắc thiếu cơ sở mà một đứa trẻ có thể nhận thức.
Mặt khác, những bậc cha mẹ này sẽ chống chế rằng điểm cao sẽ giúp con cái họ học tập và đạt thành tích cao trong cuộc sống.
Tuy nhiên, việc áp đặt độc đoán quá mức sẽ khiến trẻ trở nên sợ hãi, yếu đuối và luôn lo sợ.
Sử dụng điện thoại di động quá nhiều trước mặt con
Một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa Translational Psychiatry ghi nhận cha mẹ bị phân tâm bởi thứ khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của con cái.
Việc sử dụng quá nhiều điện thoại di động trước mặt con có thể khiến sự quan tâm đến trẻ bị xao nhãng. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy mình bơ vơ, thậm chí còn sinh ra chán ghét cha mẹ.
Lạnh lùng, hờ hững với con
Sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái dường như không thể thay thế được nếu muốn đứa trẻ phát triển khỏe mạnh và bình thường về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Nếu trẻ thiếu đi sự bao bọc của cha mẹ sẽ dẫn tới các hành vi ứng xử không tốt sau này, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó đứng vững trước những bấp bênh trong cuộc sống, đặc biệt khi trẻ ở tuổi vị thành niên.
Đứa trẻ không có sự quan tâm đúng mức từ cha mẹ có thể khiến chúng tách rời xã hội, luôn rơi vào tình trạng lo lắng bất an, thậm chí dẫn tới trầm cảm.
Dùng roi vọt quá nhiều
Dùng roi vọt dạy con sẽ khiến trẻ học được cách hung hăng, bạo lực. Việc chúng sợ bạn không có nghĩa là chúng ngoan, chỉ là chúng chống đối bạn để khỏi bị ăn đòn.
Một nghiên cứu từ Đại học Texas cho biết, nếu trừng phạt trẻ bằng roi có thể khiến bé bị ảnh hưởng tinh thần và khả năng nhận thức sau này.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Khoa học chứng minh: Cha mẹ của những đứa trẻ thất bại đều có 9 đặc điểm chung này tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].