Giá cà phê trong nước hôm nay
Giá cà phê trong nước hôm nay cao nhất tại tỉnh Đắk Lắk là 31.900 đồng/kg, giá thấp nhất tại tỉnh Lâm Đồng là 31.200 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch hôm nay giá cà phê tại Lâm Đồng tăng 100 đồng/kg, tại Bảo Lộc, Lâm Hà lên mức 31.300 đồng/kg, tại Di Linh lên ngưỡng 31.200 đồng/kg.
Song song đó, giá cà phê tại Đắk Lắk đi ngang, khu vực Cư M'gar ở mức 31.900 đồng/kg, tại Buôn Hồ giá cà phê ở ngưỡng 31.700 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai cũng tăng 100 đồng/kg, ở Pleiku và Ia Grai giao dịch lên mức 31.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông cũng tăng 100 đồng/kg, dao động lên ngưỡng 31.600 đồng/kg.
Giá cà phê tại Kon Tum tăng 100 đồng/kg, dao động ở mức 31.400 đồng/kg.
Giá cà phê giao tại cảng TP HCM cũng tăng 100 đồng/kg, dao động trong ngưỡng 33.200đồng/kg.
Giá cà phê thế giới hôm nay
giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London phục hồi. Kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng 9USD, lên mức 1.260 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 1 cũng tăng 9 USD, lên ngưỡng 1.280 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3 cũng tăng 9 USD, lên 1.295 USD/tấn. Khối lượng giao dịch duy trì trên mức trung bình.
Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối đà tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 12 tăng 1,30 cent, lên 111,55cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3 tăng 1,25 cent, lên 11,38 cent/lb. Khối lượng giao dịch khá cao trên mức trung bình.
Giá cà phê của Kenya đã giảm 12% khi mùa vụ kết thúc vào tuần trước, đánh dấu một trong những đợt giảm giá lớn nhất được ghi nhận vào năm 2020, theo Business Daily Africa.
Dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Kenya cho thấy, xuất khẩu cà phê trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt mức 17,13 tỉ shilling (tương đương 158 triệu USD), giảm 1,25% so với mức 17,34 tỉ shilling (tương đương 160 triệu USD) cùng kì năm ngoái.
Theo đó, sản lượng cà phê của Kenya đã giảm từ mức cao nhất là 130.000 tấn vào cuối những năm 80 xuống còn 40.000 tấn hiện nay.
Minh KhuêBạn đang xem bài viết Giá cà phê hôm nay 11/10: Cùng tăng cả hai sàn tại chuyên mục Thị trường - Giá cả của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].