1. Dùng viên giặt cho tải trọng nhỏ
Viên giặt rất tiện lợi khi sử dụng, chứa một lượng nước giặt được đo lường vừa phải cho mỗi lần giặt. Tuy nhiên chính vì vậy mà nó lại có một nhược điểm.
Đó là một viên giặt được thiết kế cho một lượng tải trọng máy giặt trung bình. Do đó, khi chỉ giặt ít quần áo mà vẫn dùng nguyên một viên giặt thì lượng chất tẩy rửa đã bị dư thừa, có thể tạo thành cặn bã trong máy giặt, gây hỏng đường ống và động cơ.
2. Không để máy giặt thông thoáng
Khi chúng ta đóng cửa máy giặt ngay sau khi lấy quần áo ra ngoài, độ ẩm còn trong máy giặt sẽ không thể thoát ra, tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển.
Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên để yên trong 15-20 phút, hoặc lau mặt trong lồng giặt bằng vải để máy giặt khô nhanh hơn.
3. Dùng bột giặt thay vì nước giặt
Bột giặt rất phù hợp để loại bỏ các vết bẩn cứng đầu, nhưng đối với máy giặt thì nước giặt là lựa chọn tốt hơn.
Thứ nhất, nó xử lý sơ bộ vết bẩn tốt hơn. Thứ hai, nó ít để lại vết cặn trên quần áo. Thứ ba, nó an toàn hơn cho máy giặt nhờ đặc tính hòa tan tốt hơn bột giặt, tránh làm tắc nghẽn trong máy giặt.
4. Đổ chất tẩy rửa ngay trên quần áo
Các phần trong máy giặt được thiết kế ra là có lý do của nó. Nó sẽ tự đổ chất tẩy rửa vào đúng thời điểm.
Nếu trình tự này bị phá vỡ thì có thể làm bột giặt không tan hoàn toàn hoặc để lại vết cặn trên quần áo.
5. Dùng quá nhiều nước xả vải
Ưu điểm của việc sử dụng nước xả vải là tạo mùi thơm và độ mềm mại cho quần áo. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, nước xả vải Ưu điểm của việc sử dụng nước xả vải là tạo mùi thơm và độ mềm mại cho quần áo.
Ngược lại, nó có thể làm bẩn quần áo và máy giặt với các chất hóa dầu, góp phần vào sự phát triển của nấm mốc, làm tắc nghẽn máy giặt và đường ống.
6. Cho quá ít chất tẩy rửa
Không chỉ dùng quá nhiều chất tẩy rửa có thể gây hại, mà dùng quá ít bột giặt hoặc nước giặt cũng sẽ khiến quần áo không được làm sạch hoàn toàn.
Kết quả là bạn phải giặt quần áo thường xuyên hơn và càng làm giảm tuổi thọ của trang phục.
7. Không loại bỏ lông trên quần áo trước khi giặt
Nếu nuôi chó mèo trong nhà, quần áo của bạn có thể thường xuyên dính đầy lông thú cưng. Bạn không nên cho chúng ngay vào máy giặt, vì lông thú cưng có thể tích tụ thành cục khi giặt, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước, thậm chí cả động cơ và làm hỏng máy giặt.
Vì vậy, tốt hơn bạn nên dành vài phút làm sạch quần áo bằng cây lăn lấy lông thú cưng để tránh những rắc rối và chi phí sửa chữa sau này.
8. Để quần áo ướt trong máy giặt hoặc giỏ giặt
Độ ẩm tạo ra một môi trường hoàn hảo cho nấm mốc phát triển. Đó là lý do tại sao tốt hơn là bạn không nên để khăn ướt hoặc quần áo thể thao đẫm mồ hôi trong giỏ giặt hoặc máy giặt quá lâu trước khi giặt, mà nên treo cho khô nếu không định giặt đồ ngay.
Như vậy sẽ giúp trang phục tránh xuất hiện những mùi khó chịu và không làm hư hại quần áo.
9. Không dùng bóng len giặt sấy quần áo
Bóng len giặt sấy là sản phẩm thân thiện với môi trường, không bao gồm chất hóa học. Bóng len có công dụng tái sử dụng được nhiều lần cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí khá nhiều.
Những quả bóng này có thể dùng trong máy giặt để làm mềm vải một cách hoàn toàn tự nhiên mà không cần nước xả vải bằng cách chạy quanh lồng giặt, gỡ quần áo dính cụm vào nhau và dùng lực của nó để vải không bị cứng.
Bên cạnh đó, chúng còn làm khô quần áo trong thời gian nhanh hơn tới 25 - 40% nhờ vào việc hấp thụ độ ẩm sau khi giặt, có nghĩa là bạn vừa có thể tiết kiệm hóa đơn tiền điện lại vừa rút ngắn được thời gian giặt là.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Dùng máy giặt đừng tưởng bấm nút là xong: 9 sai lầm vừa hại quần áo, vừa làm máy giặt chóng hỏng tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].