1. Cho quá nhiều bột giặt
Nhiều người nghĩ cho càng nhiều bột giặt thì máy giặt càng sạch, nhưng thực tế không phải vậy.
Dùng quá nhiều bột giặt sẽ chỉ gây hại máy giặt, ví dụ quá nhiều bọt sỉnh a làm tắt nghẽn ống thoát nước.
Ngoài ra cho quá nhiều bột giặt có thể làm tắc khay đựng bột giặt, khiến bột giặt không thể xả xuống và quần áo giặt xong vẫn bẩn.
2. Không giặt đồ lót và tất trong túi giặt
Thống kế cho thấy phần lớn sự cố máy giặt liên quan đến lồng giặt.
Túi giặt có thể đảm bảo sau khi giặt xong, tất, đồ lót và những vật nhỏ không bị thất lạc, lọt vào bộ lọc hoặc kẹt trong lồng giặt.
3. Không vệ sinh bộ lọc thường xuyên
Bộ lọc trong máy giặt đóng vai trò rất quan trọng. Nó thu thập tất cả những đồ vật nhỏ không nên có trong máy giặt như tiền xu, chun buộc tóc,...
Bạn nên vệ sinh bộ lọc 4 lần một năm hoặc thậm chí thường xuyên hơn nếu máy giặt có mùi hôi hoặc hoạt động không bình thường.
4. Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt
Nếu bạn có quá nhiều quần áo thì nên chia thành hai lượt giặt thay vì để máy bị quá tải.
Máy giặt quá tải vừa không thể giặt sạch quần áo lại làm giảm tuổi thọ các bộ phận trong máy.
Tải trọng lý tưởng cho máy giặt:
- Đối với vải cotton và vải lanh: 3/4 lồng giặt
- Đối với vải tổng hợp: 1/2 lồng giặt
- Đối với vải len: 1/3 lồng giặt
5. Lắp đặt máy sai cách
Những sai lầm khi lắp đặt máy có thể khiến máy giặt rung lắc mạnh và ồn ào trong giai đoạn cuối của quá trình giặt.
Một số lý do có thể khiến máy giặt bị rung lắc:
- Sàn nhà không hoàn toàn bằng phẳng
- Bu lông vận chuyển vẫn còn trên máy
- Vòng bi hoặc giảm sóc bị hỏng
6. Dùng sai loại bột giặt, nước giặt
Bạn không được sử dụng những chất tẩy rửa không được thiết kế dành cho máy giặt. Ví dụ dùng bột giặt để giặt tay cho vào máy giặt sẽ tạo ra quá nhiều bọt xà phòng và làm hỏng máy giặt.
7. Không vệ sinh máy giặt thường xuyên
Thông thường khi máy giặt bắt đầu có mùi hôi, nhiều người sẽ bỏ qua hoặc cho nhiều bột giặt hơn, lấy quần áo khỏi lồng giặt ngay để không bị ám mùi.
Tuy nhiên mùi hôi trong lồng giặt là dấu hiệu cho thấy bạn chưa chăm sóc máy giặt đúng cách.
Ngoài làm sạch bộ lọc, bạn nên bật chế độ vệ sinh lồng giặt. Nếu không có chế độ này, bạn có thể bật máy giặt trống không ở chế độ giặt thường với nhiệt độ cao, cho thêm một chút giấm.
Ngoài ra, môi trường nóng ẩm giúp nấm mốc sinh sôi. Do đó nên mở cửa máy giặt khi không sử dụng. Thường xuyên vệ sinh làm phơi khô khay đựng bột giặt.
8. Không dùng nước mềm
Nước cứng có thể làm giảm chất lượng máy giặt và dẫn tới tích tụ cặn trong máy giặt.
Để kiểm tra độ cứng của nước, bạn có thể làm như sau:
- Dùng nước xà phòng, nước và một chai trong suốt.
- Đổ nước máy vào đầy 1/3 chai nước. Thêm vài giọt xà phòng, đậy nắp chai rồi lắc lên.
- Nếu nước đục hoặc có màu trắng sữa thì đó khả năng là nước cứng.
- Ngược lại, nếu tạo bọt nổi trên bề mặt và nước vẫn trong suốt thì có khả năng đó là nước mềm.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 sai lầm khi sử dụng máy giặt khiến máy chóng hỏng, tốn tiền sửa chữa tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].