Bộ GD&ĐT đang lấy góp ý vào Dự thảo Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Điều lệ này áp dụng cho các trường trung học (THCS, THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học) đến hết ngày 21/7.
Trong Dự thảo này, một trong số những nội dung nhận được sự quan tâm, góp ý ý kiến của dư luận là Điều 31 về tuổi học sinh trường trung học.
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi.
Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
2. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn 3 tuổi so với tuổi quy định.
3. Học sinh không được lưu ban quá 01 lần trong một lớp học.
4. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể vào học trước tuổi hoặc học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Việc xem xét đối với từng trường hợp cụ thể vượt lớp được thực hiện theo các bước sau:
a) Cha mẹ hoặc người đỡ đầu có đơn đề nghị với nhà trường.
b) Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn gồm thành phần cơ bản sau: đại diện của Lãnh đạo trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang theo học;
c) Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét, quyết định.
Như vậy, tức là học sinh 10 tuổi nếu đáp ứng đủ điều kiện sẽ được vào học lớp 6 thay vì đợi đủ 11 tuổi, học sinh 13 tuổi có thể được vào học lớp 10 thay vì đợi đủ 15 tuổi.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng trình bày dự thảo thông tư Điều lệ trường tiểu học, trong đó cũng quy định học sinh tiểu học học giỏi có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
V.LinhBạn đang xem bài viết Dự thảo mới của Bộ GD&ĐT: Học sinh 8 tuổi có thể học vượt cấp lên lớp 6 tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].