Dù đồng phục học sinh thay đổi theo mỗi trường thì hầu hết đều có những đặc điểm chung, bất kể ở quốc gia nào.
Cùng Gia Đình Mới khám phá đồng phục học sinh ở các nước khác nhau trên thế giới qua bài viết dưới đây nhé.
1. Ấn Độ
Ở Ấn Độ, việc mặc đồng phục học sinh là bắt buộc kể cả ở trường công và trường tư.
Nhìn chung, đồng phục của nam sinh bao gồm áo sơ mi kẻ sọc hoặc màu sáng và quần dài thường có màu trắng, xanh lam hoặc đen. Đồng phục của nữ sinh bao gồm áo sơ mi và váy.
Một số trường yêu cầu học sinh phải đeo cà vạt hoặc đi cùng một kiểu giày cho cả hai giới nam và nữ.
2. Haiti
Dựa trên hệ thống giáo dục của Pháp, hệ thống giáo dục đại học của Haiti là công lập.
Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở giáo dục tiểu học ở nước này đều do tư nhân sở hữu và điều hành.
Đồng phục ở Haiti có màu sắc rực rỡ, học sinh tiểu học mặc áo sơ mi ngắn tay.
3. Thổ Nhĩ Kỳ
Dù Thổ Nhĩ Kỳ đã xóa bỏ quy định về đồng phục học sinh từ năm 2012, song một số trường học vẫn yêu cầu học sinh mặc đồng phục.
Nhìn chung, ở Thổ Nhĩ Kỳ, nam sinh trung học cơ sở thường mặc đồng phục màu xám với áo sơ mi trắng, nữ sinh mặc áo sơ mi trắng và chân váy.
Học sinh tiểu học thường mặc đồng phục liền màu đen hoặc xanh nước biển. Tuy nhiên mỗi trường có kiểu đồng phục khác nhau.
Đồng phục ở Thổ Nhĩ Kỳ khá đa dạng, tùy thuộc vào từng khu vực và trường học.
4. Malaysia
Nữ sinh tiểu học ở Malaysia có thể chọn mặc váy yếm màu xanh nước biển với áo sơ mi trắng hoặc áo tunic trắng dài thân bên ngoài váy.
Nam sinh thường mặc quần dài nhưng cũng có thể mặc quần short kiểu dáng tương tự khi thời tiết nóng bức.
Lên cấp hai, nam sinh phải mặc quần màu xanh lá cây và đeo cà vạt, còn nữ sinh có thể lựa chọn mặc chân váy, váy yếm hoặc áo tunic dài che kín tay.
5. Thái Lan
Ở Thái Lan tất cả học sinh bắt buộc phải mặc đồng phục.
Nam sinh tiểu học có thể mặc quần kaki màu đen hoặc xanh nước biển cùng áo sơ mi ngắn tay, tất cao đến mắt cá chân, giày màu đen hoặc nâu.
Nữ sinh tiểu học thường mặc áo sơ mi rộng thùng thình như nam sinh nhưng đeo nơ thay cà vạt, chân váy dài đến bắp chân.
Tên của học sinhd dược thêu trước ngực áo sơ mi, kể cả đồng phục nam và nữ.
6. Indonesia
Học sinh Indonesia bắt buộc mặc đồng phục. Đồng phục nước này khá truyền thống và kín đáo.
Nếu bạn đi dọc các đường phố ở Jakarta và thấy các loại đồng phục khác nhau do mỗi cấp học có mã màu khác nhau.
Vì vậy, ở tiểu học, học sinh chủ yếu mặc váy và quần màu đỏ, còn học sinh trường trung học cơ sở chủ yếu mặc đồng phục màu xanh nước biển.
7. Bhutan
Đồng phục học sinh ở Bhutan là quốc phục của nước này, có từ thế kỷ 17.
Đồng phục của nam được gọi là gho, loại áo dài trông như áo tunic được buộc lại ở eo và được gập lại để có một chiếc túi trước ngực.
Nữ sinh mặc kira dài đến mắt cá chân. Bên ngoài kira, nữ sinh thường mặc thêm một chiếc áo khoác lụa ngắn được gọi là toego.
8. Ukraine
Theo tạp chí Vogue, đồng phục Ukraine là một trong những bộ đồng phục học sinh phong cách nhất trên thế giới.
Với tất trắng, jumper, áo blouse và nơ, các cô gái Ukraine có thể tự hào về độ thời trang của đồng phục của họ.
Đồng phục của nam sinh cũng khá gọn gàng, gồm quần tây chỉnh tề, cà vạt, áo sơ mi trắng và áo khoác.
9. Nepal
Cả trường công lập và tư thục ở Nepal đều bắt buộc mặc đồng phục. Màu sắc của đồng phục có thể được lựa chọn bởi nhà trường.
Nhìn chung, học sinh nam và nữ thường mặc áo sơ mi, đeo cà vạt và mặc áo len và/hoặc áo khoác bên ngoài. Nam sinh thường mặc quần dài, nữ sinh mặc chân váy.
10. Việt Nam
Ở Việt Nam, đồng phục học sinh thường ngày là áo sơ mi trắng và quần hoặc chân váy, thường là quần vải/chân váy màu đen. Nhiều trường cũng cho phép học sinh mặc quần jeans tối màu.
Mùa lạnh học sinh thường khoác thêm áo khoác đồng phục, thường là áo gió có màu xanh đậm, xanh lá cây, xanh dương,...
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Đồng phục học sinh ở các nước khác nhau trên thế giới khác nhau như thế nào? tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].