1. Đau đầu
Kiểu tóc đuôi ngựa có thể gây đau đầu. Dù tóc không có cảm giác đau nhưng nang tóc có các dây thần kinh rất nhạy cảm, có thể cảm nhận sự đau đớn.
Buộc tóc đuôi ngựa chặt hoặc trong thời gian dài gây cảm giác căng khiến các dây thần kinh bị đau.
2. Tổn thương da đầu
Buộc tóc đuôi ngựa chặt cũng làm da đầu, đặc biệt vùng da quanh các nang tóc, chân tóc bị đau. Mỗi dây thần kinh gắn với một sợi tóc đều bị ảnh hưởng khi bạn buộc kiểu tóc này.
3. Đau lưng
Tóc đuôi ngựa có thể gây căng thẳng cho da đầu, nhất là với người có tóc dày. Khi cơn đau xuất hiện, nó có thể lan xuống cổ và lưng.
Điều này xảy ra vì việc buộc mái tóc dựng cao lên làm kích hoạt các dây thần kinh cảm giác nhiều hơn.
4. Da mặt bị kéo căng
Buộc tóc đuôi ngựa quá nhiều cũng không tốt cho da vì làm da mất đi độ đàn hồi, theo thời gian có thể làm đẩy nhanh lão hóa.
Nếu bạn buộc tóc đuôi ngựa quá chặt và quá thường xuyên, da có thể liên tục bị kéo căng trong thời gian dài.
5. Tóc rối
Buộc tóc đuôi ngựa trong một thời gian dài có thể gây ra ma sát và căng thẳng cho tóc. Bạn có thể sẽ phải mất nhiều thời gian để gỡ rối tóc khỏi dây buộc tóc hơn.
6. Tóc dễ gãy rụng.
Sợi tóc của chúng ta rất mỏng manh, việc buộc tóc chặt và cao liên tục bằng dây chun sẽ làm tóc yếu đi. Lực căng có thể làm đứt các sợi tóc. Thậm chí sẽ tệ hơn nếu bạn buộc tóc đuôi ngựa đi ngủ.
7. Rụng tóc
Rụng tóc do kéo tóc (traction alopecia) là tình trạng rụng tóc thường xảy ra ở đường chân tóc ở vùng trán và thái dương, quanh tai... Nguyên nhân là bởi tóc bị kéo lâu ngày do buộc chặt, cuộn tóc, ép tóc.
May mắn là bạn chỉ cần thay đổi thói quen buộc tóc đuôi ngựa thường xuyên thì tóc sẽ phát triển bình thường trở lại.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn buộc tóc đuôi ngựa quá thường xuyên? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].