Nhiều người thường có thói quen uống cà phê sau khi ăn sáng hoặc mua cà phê trên đường đến chỗ làm để bắt đầu ngày làm việc tỉnh táo và tập trung hơn. Thực ra đây không phải thời điểm thích hợp nhất cho loại đồ uống này.
Theo khảo sát ở Mỹ, hơn 85% người dân uống cà phê một cách thường xuyên, ngoài việc giúp tinh thần tỉnh táo hơn, cà phê còn có tác dụng phòng bệnh nữa.
Tuy nhiên, nhiều người thường uống cà phê ngay vào buổi sáng khi mới bắt đầu làm việc, thường là vào lúc 7 - 8 giờ. Mặc dù khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu ngay lúc ấy, nhưng cảm giác đó cũng nhanh chóng biến mất một vài giờ sau.
Thay vào đó, các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên uống cà phê vào giữa buổi hoặc đầu giờ chiều, tức là khoảng 9-10 giờ sáng hoặc 1-2 giờ chiều. Đây là khoảng thời gian mà caffein nếu được nạp vào cơ thể sẽ phát huy công dụng nhất.
Vào khoảng thời gian giữa buổi hay đầu giờ chiều - khi vừa qua giờ nghỉ trưa - hormone cortisol giúp tỉnh táo trong cơ thể sẽ ở mức thấp nhất. Một tách cà phê lúc này sẽ 'sạc pin' cho bạn ngay tức khắc.
Bạn cũng nên hạn chế uống cà phê vào lúc chiều hay tối muộn, bởi các nghiên cứu cho thấy cà phê có thể khiến cơ thể ở trạng thái 'tỉnh như sáo' cho đến tận 6 tiếng sau khi uống. Điều này khiến bạn khó có được giấc ngủ ngon hơn.
Trong một tách cà phê có bao nhiêu caffein?
Tùy vào cách pha chế mà một ly cà phê có thể chứa từ 60 cho tới 120 mg caffeine.
Đối với trà thì con số này ít hơn nhiều, trung bình chỉ có khoảng 20 - 90 mg trong một tách trà khoảng 230 ml và đối với nước giải khát thông thường thì khoảng 20 - 40 mg.
Uống bao nhiêu cà phê mỗi ngày là vừa đủ?
'Caffein sẽ tạo ra những chất kích thích dẫn truyền thần kinh giống như dopamine và norepinephrine, khiến người ta cảm thấy tỉnh táo, ngay cả với hàm lượng rất thấp', TS Jonhson, một chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins cho biết.
Một số người cảm thấy khó chịu dù chỉ uống một tách trà nhạt. Song với một số người khác, một ly espresso là rất cần thiết giúp họ tỉnh táo vào buổi sáng.
Một số trường hợp sinh viên nói rằng họ cảm thấy lo âu sau khi uống hàng chục ly cà phê, TS Johnson nói. Tuy nhiên, việc uống 'quá liều' là rất khó 'trừ khi bạn uống rất nhiều caffein hoặc nước tăng lực cùng lúc' như Red Bull chẳng hạn.
Trong khi các bác sĩ vẫn còn theo dõi về lợi ích và rủi ro của caffein thì tác động của nó vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi trong giới khoa học, TS John nói.
'Một bằng chứng là cà phê không lọc làm tăng hàm lượng cholesterol LDL, một loại cholesterol có hại', ông nói. 'Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp cá biệt', ông nói.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại cho rằng, nguy cơ tử vong sẽ cao với những người dưới 55 tuổi uống nhiều hơn 4 ly cà phê mỗi ngày.
Uống quá nhiều cà phê có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thầnTrong một nghiên cứu gần đây, một số người uống từ 2-4 ly cà phê có ít biểu hiện của chứng trầm cảm hơn.
Ngược lại, khi bị cắt giảm lượng cà phê, dấu hiệu trầm cảm của họ tăng lên, TS Johnson nói.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng, bệnh nhân trầm cảm sẽ tốt lên khi uống cà phê mỗi ngày.
'Nếu như bệnh nhân đang suy nhược và hoảng loạn chẳng hạn thì caffein có thể khiến tình trạng của họ tệ hơn', ông nói.
Những bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy rằng bạn có thể không gặp phải tác dụng phụ lớn nếu như bạn dùng khoảng 4 ly cà phê đã lọc hoặc 400mg caffein mỗi ngày, TS Johnson nói.
'Nếu như bạn uống dưới 4 ly cà phê mỗi ngày và không có tác dụng phụ nào thì mọi chuyện đều ổn cả', ông nói thêm.
✔ Tờ lịch của ngày
Giờ Hoàng Đạo: Tý (23h-1h) Sửu (1h-3h) Thìn (7h-9h)Tỵ (9h-11h) Mùi (13h-15h) Tuất (19h-21h)
Giờ Hắc Đạo: Dần (3h-5h) Mão (5h-7h) Ngọ (11h-13h)Thân (15h-17h) Dậu (17h-19h) Hợi (21h-23h)
✔ Việc nên - Không nên làm
Nên: Cúng tế, cầu phúc, cầu tự, xuất hành, giải trừ, thẩm mỹ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, khai trương, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, đào đất, an táng, cải táng
Không nên: Đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, ký kết
✔ Thông tin bổ ích trong ngày
- Cách phòng bệnh hô hấp và chăm sóc trẻ trong lúc giao mùa: Bệnh đường hô hấp đứng hàng đầu trong các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó, yếu tố thời tiết có mối liên quan trực tiếp đến bệnh. Vậy, cha mẹ phải làm gì để phòng các bệnh đường hô hấp cho con lúc giao mùa?
- 7 sai lầm trong sinh hoạt thường ngày và lời khuyên bất ngờ từ chuyên gia: Dậy sớm để tập thể dục, lau tay bằng khăn ướt hay đi ngủ khi đói... có thể là những thói quen thông thường của bất kỳ ai. Nhưng bạn có thể vô tình ‘mang bệnh vào người’ với 7 hiểu lầm tai hại này.
- Cảnh báo 'đại dịch' béo phì ở giới trẻ xuất phát từ cách ăn nhanh, ngồi lâu: Toàn thế giới hiện có tới 124 triệu trẻ béo phì. Các chuyên gia cảnh báo số trẻ mắc chứng béo phì đã tăng gấp 10 lần sau 40 năm qua do những loại thực phẩm không lành mạnh.
✔ Món ngon của hôm nay: Bò xào khổ qua bắp tím
Vị thơm mềm của thịt bò, giòn đắng của khổ qua, được xào nhanh tay với lửa lớn giúp bạn bổ sung vào thực đơn hằng ngày một ăn món ăn vừa giàu dinh dưỡng, vừa ngon vừa lạ.
1. NGUYÊN LIỆU
Thịt bò phi lê 200g
Khổ qua 2 trái
Bắp cải tím 100g
Hành tây 1/2 củ
Ớt sừng cắt sợi 1 quả
Hành tỏi băm, hành lá
Muối, đường, tiêu, dầu hào, dầu ăn, mè trắng rang
Nước tương
Bột ngọt
2. SƠ CHẾ:
– Bò cắt lát mỏng, ướp với 1 thìa canh hành tỏi băm, 1 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe tiêu, để thấm.
– Bắp cải tím cắt miếng dài 2,5 x 4cm. Khổ qua chẻ đôi, bỏ hạt, cắt lát dày 2 li. Hành tây cắt múi cau.
3. THỰC HIỆN:
– Phi thơm hành tỏi, cho thịt bò xào lửa lớn đến khi thịt chín tái, trút ra dĩa.
– Tiếp tục đun nóng dầu, cho một ít nước xào bò vào, tiếp tục cho bắp cải tím, hành tây vào xào, nêm với 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1/2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe muối, rồi cho khổ qua vào xào nhanh. Cuối cùng cho thịt bò, ớt sừng cắt sợi vào, xóc đều, tắt lửa, thêm hành lá.
4. CÁCH DÙNG: Múc bò xào ra dĩa, rắc mè. Khi ăn chấm xì dầu.
5. MÁCH NHỎ: Cho khổ qua vào xào sau để giữ độ giòn.
Mai HoaBạn đang xem bài viết Điểm tâm 12/10: Đây mới là thời điểm thích hợp nhất để uống cà phê thay vì bữa sáng tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].