Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, các bài thi THPT quốc gia 2020 gồm:
- Toán
- Ngữ Văn
- Ngoại ngữ
- Tổ hợp KHTN (Vật lý, Hóa học, Sinh học)
- Tổ hợp KHXH (Lịch sử, Địa lý, GDCD).
Trong đó, Toán, Văn, Ngoại ngữ là 3 môn thi bắt buộc. Thí sinh chọn một trong hai tổ hợp KHTN hoặc KHXH. Các bài thi dưới dạng trắc nghiệm, trừ môn Ngữ Văn.
Điểm liệt là gì?
Điểm liệt trong bài thi THPT quốc gia được xác định là mức điểm để giới hạn thí sinh có đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp hay không.
Quy chế tuyển sinh năm 2020 quy định, tất cả các bài thi bắt buộc và bài thi tổ hợp tự chọn để xét tốt nghiệp đều phải đạt trên 1 điểm. Tức là, nếu thi sinh bị 1 điểm hoặc ít hơn 1 điểm, sẽ tính là điểm liệt.
Thí sinh bị 1 điểm hoặc dưới 1 điểm sẽ tính là điểm liệt
Cách tính và quy định điểm liệt kỳ thi THPT quốc gia 2020
Về cơ bản, quy chế năm 2020 vẫn giống với năm 2019. Thí sinh có đủ điều kiện xét tốt nghiệp khi tất cả các bài thi và các môn thi tổ hợp phải đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10; không bị kỷ luật hủy kết quả các bài thi và tổ hợp môn thi tự chọn; có điểm xét tốt nghiệp từ 5 trở lên sẽ được công nhận xét tốt nghiệp THPT.
Trường hợp xét Đại học - Cao đẳng
+ Nếu thí sinh chọn một bài thi tổ hợp, nếu bị điểm liệt trong các môn để xét tốt nghiệp thì sẽ không đủ điều kiện tốt nghiệp. Đồng thời, không thể xét tuyển Đại học - Cao đẳng bằng tổ hợp các môn này.
+ Nếu thí sinh chọn thi cả hai bài tổ hợp, kết quả sẽ được chọn tổ hợp có điểm cao hơn và không môn nào dính điểm liệt để xét tốt nghiệp. Yêu cầu là ba môn bắt buộc Toán, Văn, Ngoại ngữ không bị điểm liệt.
Đồng thời, thí sinh xét Đại học - Cao đẳng môn Văn, Sử, Địa mà Lý hay Hóa bị điểm liệt thì cũng không ảnh hưởng tới điều kiện xét tốt nghiệp.
Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2020
Theo đó có thể thấy, việc xét tốt nghiệp điểm các bài thi THPT quốc gia sẽ chiếm 70%, 30% là điểm trung bình lớp 12 của thí sinh tham dự.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Điểm liệt là gì? Cách tính và quy định điểm liệt năm 2020 tại chuyên mục Học đường của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].