Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Bình Ngô

Đền Bình Ngô, thôn Giữa, xã An Bình, huyện Thuận Thành được xây dựng vào thế kỷ XVIII. Trải qua thời gian ngôi đền đã nhiều lần được trùng tu tôn tạo dưới thời Lê, Nguyễn nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, dáng vẻ vốn có ban đầu.

Tòa Tiền tế của đền.

Tòa Tiền tế của đền.

 

Tòa đền chính có kết cấu theo kiểu tiền chữ Nhất, hậu chữ Đinh gồm các tòa Tiền tế, Trung đền, Hậu cung. Tiền tế đền gồm 3 gian 2 chái với 4 mái đao cong, bộ khung bằng gỗ, bộ vì nóc thiết kế kiểu chồng rường, vì nách kiểu kẻ truyền. Tòa Trung đền bộ khung bằng gỗ gồm 3 gian, bộ vì nóc kiểu con chồng giá chiêng, kẻ ngồi. Tòa Hậu cung 3 gian bằng gỗ là nơi thờ tự tối linh nhất của di tích.

Cổng chính vào Đền.

Cổng chính vào Đền.

Ngoài ra trong khuôn viên đền còn có nhà mẫu 5 gian bằng gỗ kiểu bình đầu bít đốc tay ngai cột trụ, văn chỉ là một ban thờ lộ thiên, miếu nhỏ thờ thần nông.

Nhà mẫu trong khuôn viên đền.

Nhà mẫu trong khuôn viên đền.

Mái đền có kiến trúc kiểu truyền thống.

Mái đền có kiến trúc kiểu truyền thống.

Một góc sân đền trước cửa tòa Tiền tế.

Một góc sân đền trước cửa tòa Tiền tế.

Cây cầu uốn cong trên hồ sen trước đền.

Cây cầu uốn cong trên hồ sen trước đền.

Cửa bức bàn được vẽ hình tinh xảo nghệ thuật

Cửa bức bàn được vẽ hình tinh xảo nghệ thuật

Tòa Hậu cung 3 gian bằng gỗ là nơi thờ tự tối linh nhất của di tích.

Tòa Hậu cung 3 gian bằng gỗ là nơi thờ tự tối linh nhất của di tích.

Đền Bình Ngô hiện còn bảo lưu được một số tài liệu cổ vật quý như: bia đá, thần tích, sắc phong, đồ thờ tự, đó là những di sản văn hóa quý giá, không những là chứng tích của ngôi đền trong lịch sử, mà còn cho biết những thông tin quý giá để tìm hiểu về lịch sử làng xã và ngôi đền cũng như phong tục tập quán của địa phương.

Hộp đựng y phục Thánh thời Nguyễn.

Hộp đựng y phục Thánh thời Nguyễn.

Khán thờ thời Nguyễn.

Khán thờ thời Nguyễn.

Cây nến, long đình và kiếm thờ thời Nguyễn.

Cây nến, long đình và kiếm thờ thời Nguyễn.

Các sắc phong thời Nguyễn.

Các sắc phong thời Nguyễn.

Từ khi khởi dựng cho đến nay, đền luôn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng làng xã. Đây cũng là nơi gắn kết tình đoàn kết dân tộc, gìn giữ và phát huy những thuần phong mỹ tục.

Phù điêu cha rồng, mẹ tiên.

Phù điêu cha rồng, mẹ tiên.

Lư hương cổ Ban công đồng.

Lư hương cổ Ban công đồng.

Bia đá cổ ghi công đức của những người góp phần xây dựng đền Bình Ngô

Bia đá cổ ghi công đức của những người góp phần xây dựng đền Bình Ngô

Miếu thờ thần nông ở sân đền.

Miếu thờ thần nông ở sân đền.

Các công trình kiến trúc và đồ thờ tự của đền Bình Ngô mang dấu ấn của thời Lê - Nguyễn có giá trị lớn về nghệ thuật, thẩm mỹ.

Bằng công nhận di tích Đền Bình Ngô.

Bằng công nhận di tích Đền Bình Ngô.

Đền Bình Ngô được xếp hạng di tích Quốc gia tại Quyết định số 295-QĐ/BT ngày 12/02/1994.

Yến Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính