Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất đóng bảo hiểm 10 năm được lĩnh lương hưu

BHXH Việt Nam vừa có kiến nghị giảm thời gian đóng BHXH để được lĩnh lương hưu xuống 15 năm, tiến tới xuống 10 năm.

  BHXH Việt Nam đang đề xuất giảm thời gian đóng BHTN xuống còn 10 năm.

BHXH Việt Nam đang đề xuất giảm thời gian đóng BHTN xuống còn 10 năm.

Đề xuất giảm thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện

Theo số liệu thống kê từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2019, tổng số người tham giabảo hiểm tự nguyện (BHTN) lên tới 405.000 người. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ đóng 34 tỉ đồng.

Con số này cho thấy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với cuộc sống, đặc biệt là khi hết tuổi lao động. 

Hiện nay thời gian đóng BHTN để được hưởng lương hưu là 20 năm.

BHXH Việt Nam cho rằng, BHTN vẫn chưa có sức hấp dẫn bởi hiện nay mức hỗ trợ đóng BHTN của Nhà nước còn hạn chế, điều kiện về thời gian đóng BHTN để hưởng lương hưu còn dài, mức chi hoa hồng còn thấp, chưa linh hoạt như các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại khác…

Do đó, BHXH Việt Nam kiến nghị Bộ LĐ-TB&XH:

- Sớm điều chỉnh quy định giảm điều kiện về thời gian đóng BHTN để hưởng lương hưu xuống 15 năm và tiến tới còn 10 năm.

- Tăng hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, nhất là đối tượng không thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

- Tăng mức chi thù lao đại lý khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHTN.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là gì? Khác với BHXH bắt buộc như thế nào?

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.

  BHXH tự nguyện mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

BHXH tự nguyện mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Người tham gia BHXH tự nguyện 2019 sẽ được hưởng 02 chế độ: Hưu trí và tử tuất (khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

So với chế độ BHXH bắt buộc, người tham gia BHXH tự nguyện 2019 được hưởng ít quyền lợi (không có chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động).

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2019

Theo Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức đóng BHXH tự nguyện 2019 bằng 22% mức thu nhập do mình lựa chọn.

Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn (700.000 đồng) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (27.800.000 đồng).

Do đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất là 154.000 đồng/tháng và mức đóng cao nhất là 6.116.000 đồng/tháng.

Phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 2019

Hiện nay có tất cả 06 phương thức tham gia mà người tham gia có thể lựa chọn:

1 - Đóng hàng tháng;

2 - Đóng 03 tháng một lần;

3 - Đóng 06 tháng một lần;

4 - Đóng 12 tháng một lần;

5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm thì người tham gia tiếp tục đóng theo một trong 05 phương thức trên cho đến khi thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu (theo phương thức 6).

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính