Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vẫn giữ được tính ổn định, không có nhiều thay đổi so với năm trước.
Đề thi gồm có 2 phần, phần đọc hiểu và phần làm văn. Học sinh sẽ khai thác ngữ liệu để trả lời 04 câu hỏi ở các mức độ: Nhận biết (02 câu hỏi), thông hiểu (01 câu) và Vận dụng (01 câu).
Dưới đây là đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn của Trường THPT Chuyên Quang Trung (tỉnh Bình Phước), có đáp án chi tiết, các bạn học sinh hãy tham khảo để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nhất.
Đề thi thử:
Đáp án:
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo đoạn trích, từ cây tre tác giả đã tìm ra quy luật về giá trị: “Trưởng thành không phải là trải qua thất bại một lần mà phải tích lũy nhiều lần, cả về tri thức lẫn kinh nghiệm sống”.
Câu 2
Phương pháp: Đọc kỹ tìm ý.
Cách giải:
Cây tre dùng sáo trả lời như sau: “Bởi vì bạn chỉ chịu một nhát dao khi bị chặt ra, còn tôi đã trải qua hàng ngàn nhát dao, được người ta chế tạo cẩn thận”
Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân, có lý giải.
Gợi ý:
Cây tre dùng làm sáo có giá trị hơn. Bởi lẽ cây tre dùng để làm sáo đã phải chịu những nhát dao chế tạo để tạo nên nhưng nốt âm thanh tô đẹp cho đời.
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải.
Gợi ý:
Đồng ý với quan điểm.
Lý giải:
- Trên con đường đi đến thành công, chúng ta phải trải qua rất nhiều gian nan, khó khăn, thất bại. - Mỗi một thất bại nếu nhìn theo hướng tích cực đó chính là một lần được học hỏi, một kinh nghiệm được tích lũy.
- Vì vậy, thành công là không sợ thất bại mà chính là chúng ta đã học được gì ở thất bại đó.
II. LÀM VĂN.
Câu 1:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:3
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
- Nêu vấn đề: Giá trị của mỗi người trong cuộc đời.
- Bàn luận:
+ Mỗi người đều có giá trị của bản thân mình.
+ Con người cần nhìn nhận bản thân mình để nhận ra được giá trị thực sự và trân trọng nó. + Giá trị của con người phụ thuộc vào quá trình tích lũy, mài dũa, cố gắng của mỗi người trong cuộc sống. => Con người cần nhận ra giá trị của bản thân trân trọng và trau dồi nó.
- Phản đề:
+ Phê phán những người chối bỏ bản thân mình.
+ Thay vì cố gắng trau dồi bản thân lại đi so sánh, đó kị với những giá trị mà người khác có được.
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
A. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là một cây bút văn xuôi tiêu biểu. Đề tài chủ yếu của ông là nông thôn và người nông dân với khả năng phân tích tâm lý nhân vật xuất sắc.
+ Vợ nhặt là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân viết về người nông dân nghèo. Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945, Kim Lân đã tái hiện tình cảnh thê thảm của nạn đói đồng thời phát hiện, trân trọng và ngợi ca tình người ngay trên bờ vực của cái chết.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận của bài viết: Cảm nhận về đẹp của người lao động nghèo trong đoạn trích. Từ đó, nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân.
B. Thân bài:
1) Cảm nhận về bữa cơm ngày đói.
a) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới.
b) Cảm nhận về đoạn trích:
Đoạn trích diễn tả cảnh bữa cơm đón nàng dâu mới, trong bữa cơm đó mỗi thành viên lại mang trong mình một cảm xúc riêng nhưng hơn hết trong họ là tình yêu thương dù hoàn cảnh nạn đói đang diễn ra rất căng thẳng.
* Tâm trạng của bà cụ Tứ:
- Trong bữa cơm ngày đói rất thảm hại, bà lão lại là người nói nhiều nhất, hồ hởi nhất, nhiệt tình nhất, mà toàn là những chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: nuôi gà, …
- Lễ mễ bê lên nồi cháo cám.
=> Truyền niềm tin, niềm vui cho các con
- Tiếng trống thúc thuế vang lên dồn dập, kéo bà cụ Tứ trở về với hiện thực, niềm vui của bà không thể cất cánh, niềm tin của bà không thể mở rộng; nỗi lo lắng phục sinh vẹn nguyên.
- Nỗi niềm của bà vơi dần đi qua lời nói của người con dâu về những điều bà chưa từng được nghe, được thấy bao giờ => ánh sáng le lói cuối đường hầm. nhìn thấy lối thoát cho mình, cho gia đình mình và tất cả những người dân khốn cùng như bà.
* Tâm trạng nhân vật người vợ nhặt.
- Trong bữa cơm đầu, là nàng dâu mới thị không còn cái vẻ đanh đá, chỏng lỏn như lúc mới gặp Tràng mà thể hiện đúng mực là một nàng dâu.
- Khi ăn thị lặng lẽ ngồi nghe chồng và mẹ chồng nói chuyện.
- Khi nhận bát cháo cám trên từ tay mẹ chồng, đôi mắt thị tối sầm lại nhưng vẫn điềm nhiên và vào miệng => Sự kín đáo ý nhị của người con dâu mới.
* Tâm trạng của Tràng.
- Tràng trong bữa cơm ngày đói, chưa bao giờ trong nhà mẹ con lại hòa hợp đến thế. Khi nói chuyện với mẹ Tràng dạ vâng thưa gửi rất lễ phép.
=> Sự trưởng thành trong suy nghĩ, hành động. Ý thức được trách nhiệm của người đàn ông trong gia đình.
- Lúc ăn cơm trong suy nghĩ của Tràng là hình ảnh đám người đói và lá cờ bay phấp phới. => Đó là hình ảnh báo hiệu sự đổi đời, con đường đi mới.
2) Nhận xét về giá trị nhân đạo trong đoạn trích.
- Tác phẩm đã thể hiện sự trân trọng của tác giả trước vẻ đẹp của người lao động trong nạn đói:
+ Dù đói, khổ vẫn lạc quan hướng đến tương lai: Trong bữa cơm, bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này; bà vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp (mua lấy một đôi gà, nghoảnh đi nghoảnh lại chả mấy mà có đàn gà); bà gọi cháo cám là chè khoán; bà động viên các con bằng niềm lạc quan (ngon đáo để, xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn),…
+ Dù đói, khổ vẫn yêu thương, trân trọng nhau, vẫn muốn sống cho ra người: bữa cơm đầu tiên tuy sơ sài, thiếu thốn nhưng vẫn đầy ắp tình yêu thương (bà cụ Tứ hồ hởi kể chuyện làm ăn gia cảnh, Tràng vâng rất ngoan ngoãn, không khí gia đình đầm ấm, hòa hợp); người con dâu trân trọng tình cảm của người mẹ nghèo (tuy hai con mắt tối sầm lại trước bát cháo cám nhưng thị vẫn điềm nhiên và vào miệng),…
- Nghệ thuật: Cảnh ngộ và vẻ đẹp của người lao động trong nạn đói được thể hiện bằng tình huống truyện độc đáo, éo le; khả năng miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế, khéo léo; cách kể truyện ở ngôi thứ ba khách quan, tự nhiên gây hứng thú; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc;…
C. Kết bài
Khẳng định giá trị của tác phẩm và vị trí của tác giả.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ diễn ra trong hai ngày 7/7 và 8/7/2022.
- Sáng 7/7, thí sinh thi môn Ngữ văn (120 phút).
- Chiều 7/7, thí sinh thi môn Toán (90 phút).
- Sáng 8/7, thí sinh thi một trong hai bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội (150 phút).
- Chiều 8/7, thí sinh thi môn Ngoại ngữ (60 phút).
Xem chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại đây.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ GD&ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 là 1.001.011.
Tổng số thí sinh đăng ký dự thi để vừa xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông vừa xét tuyển sinh đại học, cao đẳng là 859.531 (chiếm 85,87%).
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn Ngữ văn mới nhất có đáp án tại chuyên mục Học đường của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].