Đau bụng
Đau bụng là hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng từng trải qua. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đau bụng: đau dạ dày, đau do rối loạn tiêu hóa,...
Có nhiều người do chức năng tiêu hoá kém, chỉ cần một chút vấn đề nhỏ trong ăn uống có thể dẫn đến đau bụng, thậm chí là tiêu chảy.
Tuy nhiên, nếu có những cơn đau bụng dai dẳng và luôn có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không thể đi được thì đặc biệt lưu ý, rất có thể đường ruột đã chuyển sang giai đoạn ung thư, khi khối u mở rộng hơn nó sẽ từ những cơn đau không rõ ràng ban đầu chuyển sang đau âm ỉ thậm chí là đau quặn bụng.
Vì thế, không bao giờ được thờ ơ trước những cơn đau, sự chủ quan khiến bạn phải trả cái giá rất đắt đỏ.
Đau hậu môn
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Trực tràng ở sát với hậu môn, nếu trực tràng bị ung thư thì thường sẽ gây đau hậu môn.
Trường hợp này rất nhiều người cho rằng đây là bệnh trĩ, đôi khi chủ quan hoặc tự chữa bằng những bài thuốc lá, thuốc nam ở nhà, dĩ nhiên nó không mang lại tác dụng gì. Vì thế, nếu bạn không thể chẩn đoán chính xác thì nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám cho bạn.
Đại tiện nhiều hơn
Ung thư ruột giai đoạn sớm dễ dẫn đến hiện tượng nhu động ruột bất thường khiến tiêu hóa của bạn có vấn đề. Phổ biến nhất là số lần đi đại tiện đột nhiên tăng lên, thường xuyên tiêu chảy, có thể táo bón kéo dài hoặc thậm chí là tiêu chảy và táo bón đan xen nhau.
Nếu hiện tượng này kéo dài lâu, bạn nên cảnh giác, vì khi ung thư ruột ác hoá sẽ gây nên tình trạng này.
Ngoài ra, để duy trì sự khoẻ mạnh cho đường ruột, trong cuộc sống thường ngày bạn nên duy trì "3 ít – 3 kiên trì" dưới đây:
Ăn ít đồ chiên rán
Thói quen ăn quá nhiều đồ chiên rán sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Nhất là các loại thịt khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm các protein và axit amin bị nhiệt phân tạo ra hợp chất hoá học gây ung thư đường ruột. Vì thế, tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa đồ chiên rán.
Ăn ít đồ nướng
Khi nướng thức ăn ở nhiệt độ cao sẽ làm phá huỷ các chất dinh dưỡng vốn có gây ra sự suy giảm protein và tạo ra các chất gây ung thư như benzopyrene.
Thường xuyên ăn những loại thực phẩm này cũng làm tăng gánh nặng đường tiêu hoá, gây táo bón, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ung thư.
Ăn ít các loại thức ăn cay nồng
Nhiều người đặc biệt thích món cay, nếu không có là không ăn được cơm. Tuy nhiên, các món lẩu cay rất dễ gây kích thích đường ruột, làm tăng gánh nặng trong ruột dẫn đến tiêu chảy, nặng hơn là ung thư đường ruột.
Kiên trì uống nước
Uống nhiều nước là thói quen rất tốt, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh. Nước làm loãng bớt và làm tăng tốc độ loại bỏ những chất độc, chất gây ung thư ra khỏi cơ thể. Mất nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các enzyme cần thiết trong cơ chế loại bỏ chất độc và trong hệ miễn dịch.
Chăm tâp thể dục
Tập thể dục là việc đơn giản nhất để bảo vệ sức khỏe của mình, nhất là người hay bị táo bón. Thường xuyên tập thể dục sẽ giúp cải thiện sự lưu thông trong đường ruột và kích thích sản sinh ra enzym giúp đường ruột hoạt động đúng theo quy trình.
Kiên trì khám sức khoẻ định kỳ
Nhiều người rất ngại việc khám sức khỏe định kỳ, họ chỉ đi khám khi trong người không khỏe. Bởi thế, khi bệnh nặng rồi mới phát hiện ra, khó khăn trong việc điều trị, thậm chí là không điều trị khỏi.
Vì thế, việc thăm khám sức khỏe định kỳ luôn là biện pháp hữu hiệu trong việc phòng và phát hiện sớm các bệnh lý đường ruột.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Dấu hiệu '2 đau, 1 nhiều' chứng tỏ ruột đang bệnh nặng, cẩn thận ung thư gõ cửa tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].