Tác hại khi ăn khoai tây mọc mầm, biết rồi chị em nội trợ hãy thẳng tay vứt bỏ, đừng tiếc

Ăn khoai tây mọc mầm có thể khiến bị ngộ độc hoặc tử vong nên khi củ khoai tây đã mọc mầm thì các chị em nội trợ hãy vứt bỏ, đừng tiếc.

Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm khi ăn?

Khoai tây là loại củ phổ biến và quen thuộc trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, không nên ăn củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có màu xanh trên vỏ.

Nguyên nhân là bởi khoai tây trong tự nhiên thường sản xuất solanine và chaconine - một loại glycoalkaloid, có cơ chế bảo vệ chống lại côn trùng, bệnh tật và động vật ăn cỏ. Những củ bị hư hại trong thu hoạch hoặc để lâu ngày thường có loại chất glycoalkaloids này.

Theo PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho hay: Trong 2 chất có trong khoai tây mọc mầm thì solanin phổ biến hơn cả, solanin chủ yếu xuất hiện ở chân mầm và lớp vỏ xanh bên ngoài. Nó là một dạng chất kháng sinh của thực vật với lượng chất độc acid cyanic lớn.

Vỏ củ khoai tây chuyển sang màu xanh là dấu hiệu mầm bắt đầu phát triển. Ngay cả khi mầm chưa mọc lên thì các chất độc đã có trong củ khoai tây. 

Khi ăn những củ này sẽ thấy có vị đắng.

Khoai tây mọc mầm có chứa hợp chất độc solanine rất cao.

Khoai tây mọc mầm có chứa hợp chất độc solanine rất cao.

Nếu ăn phải chất này, đường tiêu hoá của bạn có thể sẽ gặp vấn đề từ 8-10 giờ sau ăn. Nếu ăn một lượng lớn thực phẩm có chứa chất này, nó có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của bạn, hoặc gây ngộ độc.

Ăn khoai tây mọc mầm thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ hợp chất này với lượng lớn hơn nữa, nó có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu, lú lẫn và trong một số trường hợp thậm chí có thể gây tử vong.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy phụ nữ mang thai ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh ăn khoai tây mọc mầm.

Vì thế một số chuyên gia đã khuyên rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.

5 lưu ý khi sử dụng khoai tây

- Tránh dự trữ khoai tây, khi nào có kế hoạch nấu khoai tây thì mới nên mua chúng. Hãy bỏ những củ khoai tây bị hỏng.

- Khoai tây có chỉ số đường huyết cao, có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Chính vì thế những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

- Ăn nhiều khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, tiêu chảy, khó tiêu, đau đầu… Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không.

- Bà bầu cần tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi. Bà bầu tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm.

- Khoai tây không nên nấu chung với cà chua, nhất là cà chua xanh vì có thể gây hại tới dạ dày và tiêu hóa.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính