Khoai tây là thực phẩm phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Khoai tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, vừa ngon lại giàu dinh dưỡng.
Trong khoai tây có chứa một lượng lớn các vitamin và khoáng chất thiết yếu, tốt cho cơ thể con người như vitamin A, C, B; các khoáng chất như phốt pho, canxi, sắt, kali, protein… Đây không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là nguyên liệu làm đẹp và chữa bệnh khá hiệu quả.
Tuy nhiên, khi ăn khoai tây cũng cần có những lưu ý đặc biệt, một số đối tượng dưới đây nên hạn chế hoặc tránh sử dụng loại thực phẩm này.
Phụ nữ mang thai
Khoai tây có chứa rất ít calo, nhiều cacbonhydrat tinh bột và ít chất đạm, nhưng đồng thời chúng cũng không chứa chất béo, vì thế có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai ngày nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn alcaloid, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Ngoài ra, nếu ăn quá nhiều khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi.
Đặc biệt mẹ bầu cũng không nên ăn khoai tây chiên vì món ăn này chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.
Người mắc tiểu đường
Những người có bệnh tiểu đường thì lượng đưởng trong máu luôn cao. Mà khoai tây lại chứa nhiều carbohydrat, gây nguy cơ tăng đường trong máu.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập trung vào những thực phẩm có tác dụng ổn định huyết áp, ổn định hàm lượng cholesterol cũng như trọng lượng cơ thể nhằm tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.
Khoai tây có chứa quá nhiều tinh bột, vì thế có thể làm lượng đường tăng cao. Vì thế đây là loại thực phẩm không nên có trong thực đơn của người tiểu đường.
Người bị cao huyết áp
Tất cả những món ăn từ khoai tây đều làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đặc biệt là khoai tây chiên.
Người đang ăn kiêng
Nếu bạn đang ăn kiêng với khoai tây, hàm lượng dinh dưỡng sẽ rất hạn chế. Cơ thể sẽ không hấp thụ được vitamin A, E, K hoặc canxi, selen vì khoai tây không chứa hoặc chứa rất ít các chất này.
Một số lưu ý khi sơ chế và nấu khoai tây
- Nên gọt vỏ và ngâm khoai tây trong nước trước khi nấu để giảm được chất acrilamit có hại cho cơ thể.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò để làm giảm chất xơ có hại cho niêm mạc dạ dày trong loại thịt này, giúp hình thành các chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
- Không nấu chung khoai tây với cà chua còn xanh để món ăn không tạo thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
- Không ăn khoai tây khi chưa gọt vỏ, khoai tây mọc mầm do để lâu hay để đông lạnh vì dễ gây ngộ độc.
- Sau khi ăn khoai tây không nên tráng miệng với chuối, vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate, làm tăng nguy cơ béo phì cho cơ thể.
- Loại bỏ củ bầm dập, thâm tím vì có chứa chất độc solanine.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 4 người tuyệt đối không được ăn khoai tây, thèm mấy cũng nhịn miệng kẻo mang họa tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].