Cùng khám phá cuộc sống trong tù ở các nước trên thế giới.
1. Nhà tù Bastøy, Horten, Na Uy
Nhà tù Bastøy là nhà tù lớn nhất ở Na Uy, nằm trên đảo Bastøy, Oslo Fiord, thành phố Horten. Nhà tù xây dựng trên toàn bộ hòn đảo và được tổ chức như một cộng đồng nhỏ với 80 tòa nhà, đường phố, vùng bờ biển, sân bóng, đất trồng trọt, rừng.
Ngoài chức năng như một nhà tù thì nó còn có cửa hàng, thư viện, dịch vụ sức khỏe, nhà thờ, trường học, nhà tổ chức những buổi họp và hội thảo nhỏ.
Trên đảo nhà tù Bastøy, các tù nhân (trong đó có cả tội phạm giết người và tội phạm hiếp dâm) được sống trong điều kiện mà mọi người dán nhãn là xa hoa, xa xỉ. Tuy nhiên tỉ lệ tái phạm tội của nó lại thấp nhất châu Âu.
2. Nhà tù Aranjuez, Aranjuez, Tây Ban Nha
Nhà tù Aranjuez cho phép bố mẹ và con cái ở cùng với thành viên bị nhốt trong tù. Với các nhân vật Disney trên tường, nhà trẻ, sân chơi, mục tiêu của nhà tù là cố gắng không để trẻ nhận ra bố/mẹ mình đang sống trong tù.
3. Nhà tù Penal De Ciudad Barrios, Ciudad Barrios, San Miguel, El Salvador
Những phòng giam chỉ rộng khoảng 3,6m và cao khoảng 4,5m nhưng thường chứa hơn 30 người. Lúc đầu các phòng giam được xây dựng để tạm giam 72 giờ, nhưng nhiều người phải ở hơn một năm. Họ phải xé quần áo để thắt lại làm võng, ngủ chồng chéo trong căn phòng chật chội.
4. Nhà tù Civil, Arcahaie, Haiti
Nhà tù Civil ở Haiti nằm ở thị trấn ven biển Arcahaie nổi tiếng quá đông tù nhân. Năm 2016, 174 tù nhân đã trốn thoát trong một cuộc bạo động làm một cai tù chết và một người khác bị thương.
5. Nhà tù Maula, Lilongwe, Cộng hòa Malawi
Năm 2015, gần 200 tù nhân phải chen chúc trong nhà giam chỉ đủ cho 60 người. Tù nhân ở đây phần lớn là dân tị nạn Ethiopia. Trung bình có tới 120 người dùng chung một toilet và 900 người dùng chung một vòi nước.
Tù nhân ở đây chỉ được ăn một bữa một ngày do kinh phí chính phủ Malawian cấp quá thấp. Một trong những điểm sáng ở đây là tù nhân có thể chơi thể thao. Nam giới được chơi bóng đá và nữ giới được chơi bóng rổ.
6. Nhà tù Halden, Halden, Na Uy
Đây là nhà tù lớn thứ 2 ở Na Uy, thành lập năm 2010 với mục tiêu chính là cải tạo giáo dục lại những người có tội. Do đó thiết kế nhà tù giống như cuộc sống bên ngoài.
Mỗi phòng giam ở đây dành cho 1 tù nhân với phòng tắm riêng và 1 nhà bếp chung với khoảng 10 phòng giam khác. Tại Halden có thư viện đọc sách, khu vực tập luyện leo núi trong nhà hay studio ghi âm dành cho những tù nhân có sở thích ca hát.
Nhà tù Halden được ca ngợi vì điều kiện rất nhân văn, song cũng bị chỉ trích vì cho tù nhân quá nhiều tự do.
7. Nhà tù Norgerhaven, Veenhuizen, Hà Lan
Mỗi phòng giam có một giường, nội thất, tủ lạnh, TV và phòng tắm riêng. Tỉ lệ tội phạm ở Hà Lan rất thấp, vậy nên nhà tù Hà Lan phải đối mặt "khủng hoảng" thiếu tù nhâ. Do đó nhà nước chuyển một phần tù nhân trên cả nước về nhà tù Norgerhaven.
8. Nhà tù Champ-Dollon, Geneva, Thụy Sĩ
Được mở từ năm 1977, chức năng chính của nhà tù Champ-Dollon ở Genexa là giam giữ tù nhân trước khi đem ra xét xử.
Số lượng tù nhân ngày một tăng dần dẫn đến tình trạng quá tải. Năm 2010, nhà tù chứa các tù nhân đến từ 115 quốc gia khác nhau, trong đó chỉ 7,2% là người Thụy Sĩ.
9. Nhà tù thành phố Quezon, Manila, Philippines
Nằm ngay tại thủ đô Manila của Philippines là nhà tù thành phố Quezon, nơi các tù nhân phải chống chọi với điều kiện chật chội về không gian, thiếu nước uống, thức ăn, vệ sinh kém.
Từ 160 đến 200 tù nhân phải chen chúc trong một phòng giam vốn được xây cho chỉ 20 người. Họ thay phiên nhau ngủ trên sàn xi măng sân bóng rổ, trên bậc cầu thang, dưới gầm giường hay những chiếc võng làm bằng chăn mền cũ.
10. Nhà tù Onomichi, Onomichi, Nhật Bản
Tù nhân già ngày càng trở nên phổ biến ở Nhật Bản vì dân số nước này đang có xu hướng già hóa. Nhà tù Onomichi dành cho tất cả các tù nhân già. Nhà tù có lan can tay vịn và thức ăn mềm phù hợp với người già.
Tù nhân lao động cải tạo bằng công việc đan lát, may vá.
Theo Bored Panda
Trang ĐặngBạn đang xem bài viết Cuộc sống trong tù của tội phạm các nước khác nhau như thế nào? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].