Cuộc sống của 9 triệu trẻ em Trung Quốc bị cha mẹ 'bỏ lại' vì đi làm xa nhà

Nhiều thế hệ gia đình cô bé Wang Ying đã gắn bó với nghề nông trên ngọn núi Lương Sơn, một trong những khu vực nghèo nhất Trung Quốc. Nhưng hiện tại bố mẹ em lại rời lên thành phố, để cô bé 14 tuổi phải cáng đáng việc nhà, chăm sóc hai đứa em.

tre-em-trung-quoc

Đó là ba trong số 9 triệu trẻ Trung Quốc đang bị cha mẹ "bỏ lại", phải sống một mình hoặc với sự chăm sóc của họ hàng.

Phải bất đắc dĩ "làm mẹ" của hai đứa em nhỏ, Wang Ying bất giác già dặn trước tuổi.

Wang Ying cáu kỉnh khi em trai, em gái ngồi chơi trong góc nhà không phụ giúp trong khi em thì phải làm việc. Nhưng rồi em lại miễn cưỡng dọn dẹp tất cả, nấu một nồi khoai tây hầm, rồi ba chị em ngồi chụm lại ăn cơm trên sàn đất trong căn nhà mộc.

China Daily dẫn báo cáo mới nhất cho hay, gần 9,1 triệu trẻ em nông thôn dưới 16 tuổi nước này hiện không sống chung cùng cha mẹ.

Những em nhỏ này sống dưới sự chăm sóc của ông bà, họ hàng thậm chí có 4% trong số này buộc phải sống một mình.

Hầu hết số trẻ em này thuộc các vùng quê phía tây và phía đông Trung Quốc.

Đoạn phim kể về câu chuyện của một gia đình dân tộc thiểu số Di ở Lương Sơn bị chia cắt do tốc độ đô thị hóa quá nhanh ở Trung Quốc.

Khi không phải đi học, cô bé Wang Ying phải chăm sóc các em, đi làm đồng và làm bài tập về nhà. Trong khi đó, cha mẹ em đang sống ở nơi cách xa hàng nghìn dặm, làm việc 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong một nhà máy sản xuất tai nghe với tiền công khoảng 15 đô la Mỹ/ngày (hơn 340.000 đồng).

Trong đoạn phim, cha mẹ Wang Ying thú nhận họ rất xấu hổ về hoàn cảnh của mình và cũng thường lo lắng cho an toàn của các con ở quê nhà.

Nhưng họ giải thích: "Chúng tôi hiểu quá rõ cái giá của mù chữ. Miễn là các con không từ bỏ thì chúng tôi phải kiếm tiền cho chúng được ăn học".

Trẻ em Lương Sơn leo

Trẻ em Lương Sơn leo "thang trời" đến trường - Ảnh: China Out

Con đường đi học đầy nhọc nhằn của những đứa trẻ dân tộc Di - Ảnh: China Out

Con đường đi học đầy nhọc nhằn của những đứa trẻ dân tộc Di - Ảnh: China Out

 
Em hiểu bố mẹ làm như vậy để có thể kiếm tiền cho chúng em được học hành

Wang Ying

Cô bé Wang Ying cũng chia sẻ: "Em hiểu bố mẹ làm như vậy để có thể kiếm tiền cho chúng em được học hành." Nhưng những gánh nặng và trách nhiệm đè nặng trĩu trên đôi vai bé nhỏ đã gây áp lực tâm lý không nhỏ cho cô bé.

Trong suốt đoạn phim là hình ảnh cô bé mong mỏi cha mẹ, còng lưng chăm sóc các em.

Nhà bà ngoại cách nhà em 40 phút đi bộ, đôi khi bà cũng giúp đỡ em việc đồng áng, song bà còn có cháu nhỏ phải chăm sóc và không thể dành nhiều thời gian cho các em.

Cô bé nói: "Em nghĩ gia đình bên nhau là quan trọng hơn bất cứ điều gì. Nhưng nếu em nói vậy với bố mẹ, chắc họ sẽ không nghe."

Trong bài viết trên trang ChinaFile nơi đăng tải bản gốc đoạn phim tài liệu này, Duncan miêu tả số phận trớ trêu của gia đình Wang Ying, nói thêm rằng: "Các chuyên gia nhận thấy sự thiếu vắng cha mẹ có thể tác động tiêu cực đến tiềm năng kinh tế của trẻ còn lớn hơn cả sự nghèo đói mà chúng phải chịu khi sống trong gia đình có thu nhập thấp."

Những đứa trẻ dân tộc thiểu số Di, Lương Sơn trong cuộc thi sắc đẹp ở Lễ hội đuốc - Ảnh: Max Duncan

Những đứa trẻ dân tộc thiểu số Di, Lương Sơn trong cuộc thi sắc đẹp ở Lễ hội đuốc - Ảnh: Max Duncan

Trả lời tờ The Atlantic, Duncan cho biết, thách thức lớn nhất khi kể lại câu chuyện này là truyền tải mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

"Khi mẹ trở về, Wang Ying rõ ràng rất mâu thuẫn." - Anh kể.

"Cô bé rất vui được gặp mẹ, nhưng rõ ràng cũng phẫn nộ vì mẹ đã bỏ em lại. 

Những con người này thường không quen biểu hiện cảm xúc của họ một cách trực tiếp bằng lời, vậy nên cần kiên nhẫn chờ đợi và quan sát để cảm nhận được những lời chưa nói."

"Cuối cùng, đây không phải một bộ phim kịch tính hay là một lời giải đáp." - Duncan tiếp lời. "Nhưng nó đã phản ánh cuộc đời phức tạp của họ."

Theo The Atlantic

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính