Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ lớn theo phong tục truyền thống của người Việt. Vào ngày này, các gia đình sẽ tiến hành làm lễ cúng thần linh, cúng gia tiên và lễ cúng chúng sinh, kèm theo các lễ vật là rất nhiều loại vàng mã khác nhau. Vậy có cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không, hãy cùng Gia Đình Mới tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé.
Cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không?
Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng 7, lễ Xá tội vong nhân là dọc các con đường, ngõ phố từ phố chuyên bán vàng mã như: phố Hàng Mã, phố Lương Văn Can cho đến các chợ lớn nhỏ đều bày bán đủ mọi sản phẩm phục vụ người âm.
Thay vì các loại vàng mã đơn thuần như quần áo, ngựa giấy, tiền vàng... ngày nay xuất hiện thêm các mẫu vàng mã như nhà cửa, điện thoại iphone, máy tính... nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dân bởi người Việt xưa vẫn quan niệm "trần sao âm vậy".
Người ta quan niệm rằng, việc mua sắm các món đồ tiện ích nhất, hiện đại nhất là cách để người sống giúp cho tổ tiên, ông bà mình được sống đủ đầy và đốt vàng mã là cách để họ liên hệ với thế giới linh hồn (cõi âm). Đây là phong tục từ bao đời của người Việt được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên, việc cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không lại là vấn đề mà nhiều gia đình cần lưu tâm. Thay vì đốt quá nhiều vàng mã, trong giáo lý nhà Phật không khuyên con người đốt nhiều vàng mã dịp này. Bởi rằm tháng Bảy là ngày lễ Xá tội vong nhân và lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, các gia chủ chỉ cần làm mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh và cỗ cúng cô hồn ngoài trời với lòng thành, sự hiếu kính là được.
Mâm cỗ cúng cô hồn ngày này cần có một bài bộ quần áo chúng sinh do gia đình tự cắt theo kiểu tượng trưng, một ít tiền vàng, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, ít bỏng gạo cùng kẹo, bánh, ngô, khoai, sắn đã luộc rồi cắt thành khúc nhỏ. Với mâm cỗ cúng gia tiên, thần linh thì có thể cúng lễ mặn hoặc bày biện mâm ngũ quả với tấm lòng thành.
Chia sẻ về quan điểm có nên đốt vàng mã ngày rằm tháng 7 không, Giáo sư, Viện sỹ Lương Ngọc Quỳnh cho rằng, việc đốt nhà lầu, xe hơi, máy bay, điện thoại ... là không đúng và có phần mê tín dị đoan.
Việc đốt vàng mã chỉ nên mang tính tượng trưng không nên quá sa đà gây lãng phí lại ảnh hưởng đến môi trường. Chuyên gia cũng nhấn mạnh, đồ vàng mã chỉ nên sắm một ít vàng, thuyền hay ngựa nhỏ để bày tỏ lòng thành tâm chứ không cần phô trương và sử dụng các loại vật dụng, tiền tệ hiện đại mà làm mất đi ý nghĩa của tập tục này.
Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những lễ vật gì?
Theo các chuyên gia, ngày lễ rằm tháng 7 không nhất thiết phải làm quá lớn mà còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.
Chỉ cần sắp lễ đúng, nhất tâm phụng thỉnh thể hiện sự tôn kính với thần linh, gia tiên và giữ được nét đẹp trong văn hóa truyền thống của gia đình người Việt.
Vào ngày này, lễ cúng cô hồn cũng sẽ được tiến hành ở ngoài trời thường là trước cửa nhà mình để cúng các chúng sinh không được thờ phụng.
Với mâm lễ cúng thần linh chỉ cần chuẩn bị mâm ngũ quả, xôi, gà hay một vài món mặn khác là được.
Phương Anh (T/h)Bạn đang xem bài viết Cúng rằm tháng 7 có nên đốt vàng mã không, mâm cỗ cần có những gì? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].