Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày lễ Vu lan báo hiếu. Đây là dịp để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ, tìm về với nguồn cội yêu thương. Bởi thế mà vào những ngày này, các Phật tử, dân lành sẽ tìm đến các ngôi chùa dự lễ Vu lan nhằm cầu an cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cầu xin sức khỏe, bình an cho cả gia đình.
Dưới đây là những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội nhất định phải ghé trong ngày rằm tháng 7.
Những ngôi chùa cầu an nên đến ngày rằm tháng 7
1. Chùa Phúc Khánh
Nhắc đến ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội thì chắc chắn bạn không thể không nhắc tới chùa Phúc Khánh - một ngôi chùa lâu đời tọa lạc gần Ngã Tư Sở.
Vào các ngày rằm, mồng Một, các ngày lễ lớn trong năm như rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy nơi đây lại thu hút cả ngàn người tới chiêm bái, lễ Phật cầu may, dâng sao giải hạn và cầu siêu cho nhũng người đã khuất.
Địa chỉ chùa Phúc Khánh: Gần cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
2. Chùa Trấn Quốc
Có lịch sử lên đến hơn 1500 năm tuổi, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại kinh thành Thăng Long.
Chùa tọa lạc trên hòn đảo nhỏ của Hồ Tây xung quanh được bao bọc bởi sông nước mang đến cảnh quan phong thủy, hữu tình tạo cảm giác thư thái cho người ghé thăm.
Vào ngày rằm tháng 7, người dân sinh sống và làm việc tại thủ đô thường đến đây để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình.
Địa chỉ chùa Trấn Quốc: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.
3. Chùa Hà
Chùa Hà tọa lạc trên con phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa này nổi tiếng là linh thiêng nên thu hút đông đảo khách thập phương tới thăm quan, lễ phật.
4. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong số ít những ngôi chùa ở miền Bắc mà tên chùa được viết bằng chữ Quốc ngữ.
Vào ngày rằm tháng 7 người dân đổ về đây để lễ Phật, cầu sức khỏe và bình an.
Đi lễ chùa ngày rằm tháng 7 cần lưu ý
- Trang phục kín đáo, gọn gàng
Khi đi lễ chùa ngày rằm tháng 7, bạn nên mặc trang phục kín đáo, không diện những bộ đồ sặc sỡ, lòe loẹt đặc biệt là váy đầm quá ngắn, hở hang.
Nên chọn những bộ trang phục có cùng tông màu với áo tràng của các Phật tử thường mặc đi lễ chùa.
- Ghi nhớ nguyên tắc ra vào chùa
Lưu ý, khi vào chùa không đi vào bằng cửa chính mà nên đi vào qua cửa bên phải, đi ra qua cửa bên trái.
Không quỳ hay đứng chính giữa phật đường mà nên quỳ hoặc đứng chếch sang một bên.
- Thành tâm sắm lễ
Dâng lễ ngày rằm tháng 7, phật tử nên sắm lễ chay, không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ. Không đặt tiền thật lên hương án chính điện.
Ngoài ra, dâng hoa ở đền chùa nên lựa chọn các loại hoa như: Sen, huệ, mẫu đơn, cúc...
Tham khảo thêm văn khấn cúng rằm tháng 7 đầy đủ, chính xác nhất để tránh phạm.
- Tuân thủ đúng các bước hành lễ
Trước hết, bạn nên đặt lễ thắp hương tại ban thờ Đức Ông. Sau đó tới dâng lễ lên hương án chính điện. Tiếp đến đi thắp hương ở các ban thờ khác của nhà Bái đường và cuối cùng là làm lễ ở nhà thờ Tổ.
- Không lấy lộc ở chùa, đền về để lên ban thờ tại nhà
Không nên lấy lộc đã cúng ở chùa về đặt lên ban thờ nhà mình vì đồ cúng rồi sẽ không thể cúng lại. Ngoài ra nhiều đồ có chứa trường khí âm nên có thể ảnh hưởng đến ban thờ.
Phương Anh (T/h)Bạn đang xem bài viết Rằm tháng 7 nên đi chùa nào ở Hà Nội? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].