Cơn bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 nguy hiểm thế nào?

Trước khi mất, Phi Nhung được bác sĩ chẩn đoán bị biến chứng nặng của COVID-19 khiến phổi bị đông đặc, suy đa cơ quan kèm cơn bão cytokine. Vậy cơn bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 nguy hiểm thế nào?

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19 là do hiện tượng cơn bão cytokine.

Theo các chuyên gia y tế, khi virus xâm nhập cơ thể, các tế bào lympho T nhận diện virus, tiết ra các cytokine để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động, lympho B sản xuất ra kháng thể, lympho T khác thì tăng sinh để trực tiếp bắt giữ virus, các bạch cầu được thu hút đến nơi có virus, các mạch máu được mở rộng để chuyên chở vật chất đến nơi hiến đấu với virus… Tất cả các hoạt động này có được là do vai trò của các cytokine.

Sự đề kháng của cơ thể lớn dần và virus bị ức chế dần, sau 7 - 10 ngày bệnh nhân loại bỏ được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và khỏi bệnh. 80% bệnh nhân khỏi bệnh một cách êm ả như vậy, sau vài ngày nóng sốt đau họng. Tuy nhiên 20% người bệnh còn lại không được suôn sẻ như thế. Nhiều người trong số đó trở nặng, xảy ra cơn bão cytokine.

Cơn bão cytokine ở bệnh nhân COVID-19 nguy hiểm thế nào? 0

Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, có thời điểm khoảng 20% bệnh nhân COVID-19 tử vong là người trẻ dưới 35 tuổi. Hầu hết các bệnh nhân này đều có hội chứng của cơn bão cytokine. Đây là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập của SARS-CoV-2 dẫn đến phản ứng viêm toàn cơ thể.

Trả lời báo chí PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trung tâm Cấp cứu, BV Bạch Mai từng chia sẻ: “Trong điều trị, chúng tôi nhận thấy vai trò của cơn bão này với nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Nếu không kiểm soát được cơn bão cytokine thì nó sẽ tàn phá cơ thể và xô đổ bệnh nhân”.

Những người trẻ thì cơn bão cytokine mạnh và dữ dội hơn những người lớn tuổi rất nhiều. Do đó, khi bệnh nhân được chuyển tới, ngay từ giai đoạn đầu khi diễn biến bệnh còn ở mức ranh giới chuyển nặng, các bác sĩ đã thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sớm và chỉ định điều trị cơn bão cytokine sớm.

Ngoài ra, những người mắc bệnh nền, bệnh mãn tính như: đái tháo đường, tim mạch, ung thư, béo phì, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận… khi mắc COVID-19 rất dễ tăng mức độ nặng. Do đó, với những bệnh nhân này, việc điều trị đòi hỏi theo dõi sát diễn biến bệnh, kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính