Cụ thể, theo Thông tư 25/2019/TT- BYT (ban hành ngày 10/9) quy định truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế thì việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm theo nguyên tắc 1 bước trước- 1 bước sau, đảm bảo theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và sau trong cơ sở sản xuất cũng như kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
Đồng thời, Thông tư quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh.
Cùng đó, phải lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin này tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm cần truy xuất. Bộ Y tế yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm phải truy xuất.
Trường hợp sản phẩm không đảm bảo an toàn phải thu hồi và xử lý
H.ThànhBạn đang xem bài viết Cơ sở SX-KD thực phẩm bắt buộc phải lập và lưu trữ thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].