Trong khi các học sinh Trung Quốc nổi tiếng phải mất hàng giờ làm bài tập về nhà mỗi đêm, một cô giáo dạy toán tại Quảng Đông, Phật Sơn đang gây phẫn nộ với bài tập oái oăm của mình, dự kiến mất cả năm trời của mình.
Nhiều phụ huynh cho rằng cô đã đi quá xa vai trò giảng dạy của mình, khi đưa ra bài toán oái oăm, vô nghĩa và mất quá nhiều thời gian cho học sinh.
Cụ thể giáo viên tiểu học họ Su đã đã yêu cầu học sinh lớp 5 có 2 ngày để đếm 100 triệu hạt gạo và mang chúng đến trường.
Nếu học sinh không thể hoàn thành nhiệm vụ này đúng thời gian, thì các em sẽ tiếp tục đếm ngũ cốc vào cuối tuần.
Một số người đã cho rằng bài tập của cô giáo bằng bắt bí, không khác gì một hình thức tra tấn tinh thần với học sinh. Vì cứ tính ngay cả khi học sinh có thể đếm 3 hạt gạo/giây, vẫn sẽ mất khoảng 1 năm nếu đếm toàn thời gian để hoàn thành.
Tuy nhiên một số ý kiến tích cực cho rằng, có lẽ cô giáo chỉ khuyến khích học sinh tư duy "bên ngoài chiếc hộp".
Và thật vậy, cô giáo Su đã nói rằng nhiệm vụ của cô là khuyến khích học sinh suy nghĩ nghiêm túc, giúp họ học cách phân tích và giải quyết vấn đề, đồng thời giúp họ hiểu khái niệm “100 triệu”.
Thay vì đếm từng hạt gạo, Su hy vọng các học sinh của cô sẽ đếm 100 hạt đầu tiên, và sau đó nhân số đó lên 10 hoặc 100 cho đến khi đạt tới 100 triệu. Cô nói rằng 10 trong số 40 học sinh của cô đã hoàn thành bài tập.
Tư duy ngoài chiếc hộp
Hay còn gọi là tư duy vượt giới hạn, là những suy nghĩ khác biệt, sáng tạo, không bị bó hẹp trong giới hạn nào cả. Nó đối lập hoàn toàn với tư duy rập khuôn, lối mòn thông thường.
Khi các bạn không thể giải quyết 1 vấn đề theo cách bình thường thì nó có thể được xử lý đơn giản nếu chúng ta có thể đứng nhìn mọi việc từ 1 góc khác!
Để có tư duy vượt giới hạn, chúng ta cần những gì?
- Sẵn sàng đón nhận công việc mới hàng ngày
- Sẵn sàng thực hiện chúng theo cách chưa ai làm
- Sẵn sàng theo đuổi ý tưởng, ý kiến mới
- Sẵn sàng lắng nghe, tôn trọng những người đưa ra các ý kiến "điên rồ"
(Theo Soha)
Bạn đang xem bài viết Cô giáo gây phẫn nộ khi bắt học sinh đếm 100 triệu hạt cơm tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].